Tăng huyết áp là một tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Theo thống kê hiện nay trên thế giới có đến 1,13 tỷ người có huyết áp cao, con số này được dự đoán lên đến 1,56 tỷ người vào năm 2025.
Bệnh tăng huyết áp thường diễn tiến âm thầm và gây ra những biến
chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại gánh nặng tàn phế.
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là tình trạng khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg – Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp khi nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg và mức huyết áp bình thường khi < 120/80 mmHg.
Phòng ngừa cao huyết áp như thế nào?
Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cho bản thân có một lối sống lành mạnh, phù hợp để phòng ngừa cũng như góp phần điều trị bệnh cao huyết áp. Sau đây là một số cách để phòng tránh bệnh cao huyết áp:
1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị cao huyết áp. Vì vậy cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
2. Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm
ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần, ăn 3 bữa
một ngày, ăn nhiều
rau xanh và trái cây vì chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như:
gạo lứt, các loại
đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp.
3. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt, ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.
4. Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò, các loại sữa và trứng.
5. Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
6. Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, nên hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, không dùng các loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp vì các loại thức ăn này có lượng muối khá cao.
7. Hạn chế dùng các loại nước ngọt có ga, các loại bia vì có hàm lượng natri còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri vì vậy không nên dùng nhiều.
8. Tăng cường hoạt động thể lực: Tăng hoạt động thể lực làm giảm bớt béo phì, cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30-45 phút, 3-4 lần/tuần.
9. Bỏ những thói quen xấu: Ngưng hút thuốc, bớt uống rượu là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7giờ/ngày và ngủ đúng giờ.
Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều là không rõ nguyên nhân, do đó ngoài việc điều trị bằng thuốc hạ áp phải lưu ý đến điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng lipid máu…và nên giảm ăn mặn, chế độ ăn kiêng hợp lý, tập thể dục đều đặn.
Tăng huyết áp hay cao huyết áp đang dần trở nên phổ biến và nguy hiểm. Tại Bệnh viện đa khoa Sông Thương Bắc Giang, các bác sĩ chuyên khoa huyết áp tiểu đường sẽ chẩn đoán bệnh và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Theo dõi fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây