Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là một bước vô cùng cần thiết và quan trọng. Qua đó có thể xác định tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện những bất thường trong cơ thể người tiêm nếu có. Đối với việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19, quá trình này lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
1. Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng
đóng vai trò quan trọng
Mục đích
chính của việc khám sàng lọc trước khi tiêm là kiểm tra sức khỏe tổng quát, tìm
ra những điểm bất thường từ đó xác định xem bạn có đủ điều kiện để tiêm loại vắc
xin này hay không.
Đây là giải pháp tuyệt vời nhất để hạn chế những biến chứng sau tiêm, đảm bảo trẻ được tiêm vắc xin an toàn, đúng thời điểm. Quan trọng hơn nữa, sau khi khám sàng lọc, bác sĩ và chuyên viên y tế sẽ phát hiện những trường hợp cần tạm hoãn hoặc cẩn trọng khi tiêm vắc xin.
2. Bộ Y tế hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm vacxin ngừa Covid-19
Ngày 21/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5785/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên. Theo đó, đối tượng hoãn tiêm chỉ còn phụ nữ mang thai dưới 13 tuần và người đang mắc bệnh cấp tính.
Hướng dẫn quy định cụ thể về việc khám sàng sàng lọc trước tiêm chủng đầy đủ theo quy trình từ hỏi tiền sử bệnh, đánh giá lâm sàng để có kết luận phù hợp sau khám sàng lọc cho người đến tiêm. Trong đó, đặc biệt chú ý các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng bao gồm:
- Người có tiền sử
dị ứng với các dị nguyên khác
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần
- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (nhiệt độ <35,5oC và >37,5oC, mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế, nhịp thở > 25 lần/phút).
3. Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
Ngày 29/10/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số
5002/QĐ- BYT về việc “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước
tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em”, trong đó có lưu ý rõ trường hợp
nào đủ điều kiện tiêm, trường hợp nào trì hoãn, thận trọng.
Vắc-xin sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi là
vắc-xin Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên;
với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi,
khoảng cách tiêm giữa mũi 1 và mũi 2 là 4 tuần (28 ngày).
Có 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm, đó
là:
- Hỏi tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng
COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine phòng COVID-19
- Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào
- Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi
- Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu
- Nghe tim, phổi bất thường
- Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi
rõ tác nhân dị ứng…)
- Các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).
Sau khi khám sàng lọc, bác sỹ chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng. Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng. Chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.
Theo dõi fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây