146 lượt xem

VÌ SAO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH TUYẾN GIÁP HƠN NAM GIỚI?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết rất quan trọng và có chức năng điều khiển quá trình chuyển hóa của cơ thể. Theo nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 7 – 8 lần so với nam giới. Vậy tại sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy. Cùng tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết dưới đây.

VÌ SAO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH TUYẾN GIÁP HƠN NAM GIỚI?


1. Bệnh lý tuyến giáp thường gặp


Tuyến giáp có vị trí ở trước cổ và hình dạng tương tự như cánh bướm. Khi các cấu trúc hoặc chức năng của nó bị thay đổi sẽ dẫn đến các bệnh lý về tuyến giáp. Dưới đây là một số bệnh lý tuyến giáp phổ biến:


- Suy giáp: xảy ra khi tuyến giáp hoạt động không được hiệu quả, không tiết đủ lượng hormone cần thiết với quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bệnh lý này hay bị nhầm lẫn với chứng mệt mỏi, uể oải thông thường. Người bệnh mắc suy giáp sẽ phải điều trị mất rất nhiều thời gian, nặng hơn có thể là điều trị cả đời.

- Cường giáp: Là tình trạng tuyến yên tiết quá nhiều hormone triiodothyronine và thyroxine. Chứng cường giáp này đa phần do bệnh Basedow gây ra. Bên cạnh đó cũng có thể do bướu giáp, viêm giáp hoặc ăn quá nhiều i-ốt.

- Ung thư tuyến giáp là trường hợp nguy hiểm nhất trong số các bệnh về tuyến giáp. Tuy nhiên, so với những loại ung thư khác, tỉ lệ chữa khỏi của ung thư tuyến giáp là cao hơn rất nhiều. Biểu hiện có thể nhận biết như: tuyến giáp sưng to bất thường; nhiều hạch nổi lên; hay vã mồ hôi, căng thẳng;…

- Bướu lành tuyến giáp: đây là bệnh lý không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Thường sẽ thấy cổ phình lên và xuất hiện các u cục làm cho việc nuốt trở lên khó khăn.


2. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh tuyến giáp ở phụ nữ


Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới, do trải qua nhiều biến động về nội tiết tố, bao gồm: Dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, hậu sản và thời kỳ mãn kinh,…


Cấu tạo cơ thể nữ giới cũng như các chức năng sinh lý của nữ giới khác biệt so với nam giới. Phụ nữ phải trải qua nhiều cột mốc biến động về nội tiết tố hơn so với nam giới như: quá trình dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh và cho con bú, thời kỳ mãn kinh.


- Thay đổi về hormone: Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sinh ra 2 hormon chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hóc môn TSH (hóc môn kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hóc môn sinh dục nữ) sẽ làm tăng hóc môn tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hóc môn tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như vậy chức năng tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.

- Thay đổi về kích thước: Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trình mang thai: Kích thước lớn hơn khoảng 10 - 15%, gọi là bướu cổ. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ sống ở vùng núi – nơi thiếu hụt I ốt. Siêu âm là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện tăng kích thước tuyến giáp. Khi thai phụ có tăng kích thước tuyến giáp thì nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

- Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: Các tiềm ẩn về bệnh lý tuyến giáp trong suốt thời gian qua có thể bùng phát bệnh lý tuyến giáp ở người mãn kinh. Các yếu tố khác như tuổi tác, sự giảm nội tiết sinh dục nữ, chế độ ăn không hợp lý có thể gây bệnh lý tuyến giáp trên đối tượng này.


Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác như sử dụng thuốc tránh thai, uống thuốc an thần, kháng sinh, sử dụng liệu pháp Hormone điều tiết…


- Những phụ nữ hay gặp tình trạng mất ngủ, lo âu, căng thẳng trong cuộc sống… cũng khiến nội tiết, hormone thay đổi và là nguy cơ dẫn đến các bệnh về tuyến giáp.

- Suy giảm miễn dịch: hệ miễn dịch suy yếu kéo theo sự thay đổi về các hormone trong cơ thể, từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp.

- Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình mắc các bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho thế hệ sau, đặc biệt là nữ giới.

- Yếu tố cá nhân: đã từng mắc bệnh tuyến giáp hoặc từng phẫu thuật, xạ trị ảnh hưởng tới tuyến giáp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Chế độ ăn thừa hoặc thiếu I-ốt.


3. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ


Được xem là bệnh lý khá đa dạng và thường gặp, nhưng mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Không chỉ vậy mà triệu chứng bệnh đôi khi cũng không rõ ràng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng ngừa thông qua các cách như:


- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm. Nên bổ sung nhiều rau củ xanh và hoa quả để giúp cân bằng hormone tuyến giáp.

- Tăng cường bổ sung i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai.

- Thường xuyên luyện tập để nâng cao độ dẻo dai và sức khỏe của bản thân. Điều này còn giúp cơ thể được tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch. Khi cơ thể được khỏe mạnh có thể giúp ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh tật.

- Thực hiện lối sống khoa học bằng việc: ngủ sớm và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Không nên dùng các loại đồ uống chứa nhiều cồn, ga hay hút thuốc.


Kiểm tra sức khỏe tuyến giáp định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để phát hiện, theo dõi sự phát triển của nang giáp và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả khi cần thiết. Đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết & Đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương vào chủ nhật hàng tuần để phát hiện bệnh lý tuyến giáp kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. 


-------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider