236 lượt xem

PHÒNG TRÁNH LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 VÀO MÙA LẠNH

Không khí lạnh là nguyên nhân chiếm tới 80% nguy cơ khiến một người có thể bị liệt dây thần kinh số 7. Bệnh không lây nhiễm và không phân biệt giới tính độ tuổi.

PHÒNG TRÁNH LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 VÀO MÙA LẠNH


1. Liệt dây thần kinh số 7 là gì?


Dây thần kinh số 7 (VII) là 1 trong 12 đôi dây thần kinh sọ não, chi phối vận động, cảm giác cho nửa cơ mặt cùng bên. Liệt dây thần kinh số VII có 2 loại: Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên và Liệt dây thần kinh số VII trung ương.


Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên là tình trạng mất, giảm vận động, cảm giác hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt.

Liệt dây thần kinh số VII trung ương là tình trạng mất vận động ¼ dưới của một nửa mặt thường là tổn thương liên quan đến não và thường kèm theo tổn thương thần kinh khu trú khác.



2. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh


Khi liệt dây thần kinh số 7, người bệnh thường có biểu hiện đầu tiên trên khuôn mặt.


Người bệnh bị liệt dây thần kinh này thường có những biểu hiện sau:


- Tuyến lệ hoạt động kém, mí mắt sụp, khô mắt, mắt không thể nháy hoặc nhắm mắt bình thường được.

- Một bên miệng khó hoặc không mỉm cười được, không khép lại được, chảy dãi.

- Miệng bị kéo lệch về bên lành.

- Người bệnh bị đau ở góc hàm, thái xương, tai,…

- Vị giác thay đổi.

- Nhạy cảm với âm thanh.

- Khả năng nói bị hạn chế, không nói được, miệng méo, khó ăn và uống nước hay bị trào ra ngoài.

Những trường hợp người bệnh bị liệt dây thần kinh số 7 do nhiễm trùng còn có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội. Kèm theo là nổi mụn nước trong lưỡi hay vòm miệng.


Căn bệnh này không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân như:


- Bị nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió.

- Bị viêm tai giữa, viêm mũi họng dài ngày không điều trị dứt điểm được.

- Người bệnh bị chấn thương vùng thái dương, xương chũm.

- Do bệnh lý ở nền sọ, tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,..

- Người có sức khỏe suy yếu, mang thai, thường xuyên căng thẳng, thức khuya, dậy quá sớm, hay uống bia rượu,…


Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh


- Người có hệ miễn dịch bị suy giảm và sức khỏe yếu

- Phụ nữ có thai

- Người thường xuyên căng thẳng, thức khuya

- Người hay sử dụng chất kích thích, uống rượu bia

- Người có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp

- Người hay phải hoạt động sớm hoặc khuya.


3. Biến chứng liệt dây thần kinh số 7


Bệnh liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề khác nhau như:


- Các biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Các biến chứng này có thể phòng tránh bằng nhỏ mắt, đeo kính, khâu sụn mí hoàn toàn hay một phần.

- Đồng vận: biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt.

- Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: biến chứng này gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần.

- Hội chứng nước mắt cá sấu: hiếm gặp, biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.


4. Điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7


Mục đích chính trong điều trị liệt dây thần kinh số 7 là cải thiện dần dần các triệu chứng của bệnh, làm mạnh cơ giúp phòng ngừa biến chứng về sau.


– Điều trị nội khoa: Sử dụng Corticosteroid trong 72 giờ từ lúc bắt đầu xuất hiện dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 kết hợp thuốc tra mắt, đeo kính,… để chăm sóc đôi mắt tránh bị khô, mất nước. Phương pháp này cho hiệu quả tốt khi người bệnh điều trị ngay khi bệnh khởi phát.

– Vật lý trị liệu vùng mặt: Kết hợp sóng cao tần, sóng laser cường độ cao, tạo dòng nhiệt ấm làm giãn, phục hồi trương lực cơ, ức chế phản ứng viêm, tái tạo dây thần kinh. Đồng thời sử dụng kỹ thuật di động mô mềm chuyên sâu và các bài tập chuyên biệt giúp tăng sức cho nhóm cơ mặt, tránh bệnh tái phát.


Ngoài ra, khi cơ mặt căng cứng và nghi ngờ bị liệt dây thần kinh số 7, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp tại chỗ tránh bệnh trở nặng như: Rửa mặt với nước ấm, dùng 4 đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng từ lông mày kéo về sau đầu, thả lỏng cơ mặt,… Nếu không có cải thiện thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.


Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng BVĐK Sông Thương là địa chỉ vật lý trị liệu cho bệnh nhân liệt mặt uy tín:


- Đội ngũ bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm;

- Phác đồ trị liệu kết hợp với kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu giúp giảm đau nhanh chóng, khôi phục vận động cho người bệnh;

- Hệ thống thiết bị trị liệu được được nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài;

- Áp dụng thanh toán BHYT tất cả các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật.


-------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider