100 lượt xem

RỦI RO VIÊM TAI GIỮA KHI ĐI BƠI VÀO MÙA HÈ

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, phần tai nằm phía sau màng nhĩ. Đây là một bệnh phổ biến, hay xuất hiện ở trẻ em, nhiễm trùng có thể lan từ xoang mũi qua vòi nhĩ vào tai giữa, gây ra viêm tai giữa cấp.

RỦI RO VIÊM TAI GIỮA KHI ĐI BƠI VÀO MÙA HÈ

Các biểu hiện thường thấy của viêm tai giữa


    Đau tai: Đau nhức hoặc cảm giác nặng ở tai.


    Sốt: thường sốt cao khoảng từ 39 - 40 độ C


    Chảy dịch tai: Có thể có dịch vàng, xanh hoặc mủ từ tai.


    Cảm giác nặng đầu hoặc chóng mặt: do áp lực tăng lên trong tai giữa.


    Khó ngủ, kém ăn: đặc biệt ở trẻ em, quấy khóc nhiều hơn bình thường.


    Ngứa tai, ù tai: Có cảm giác tai bị lấp hoặc có tiếng ồn.


    Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Khi trẻ gặp phải những biểu hiện trên nếu không được điều trị kịp thời, có thể mất thính lực hoặc gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm màng não, xuất huyết não.


Nguyên nhân khiến cho trẻ em dễ bị mắc viêm tai giữa khi đi bơi


    Khi đi bơi, đặc biệt là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước bị ô nhiễm hoặc bẩn có thể vào trong tai và mang theo các vi khuẩn và nấm mốc. Khi nước không đảm bảo vệ sinh chảy vào trong tai, vi khuẩn và nấm mốc có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.


    Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài tai, nhưng đôi khi nước đọng lại trong tai tạo ra môi trường ẩm ướt khiến cho vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển. Những người đã từng bị viêm tai, thủng màng nhĩ hoặc có cấu trúc ống tai bất thường sẽ có nguy cơ cao hơn mắc viêm tai giữa do nước dễ đọng lại trong tai.


    Ở trẻ nhỏ, vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ, hệ thống miễn dịch còn yếu nên khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh thường kém hơn. Điều này khiến cho trẻ dễ bị viêm tai giữa hơn khi tiếp xúc với nước bẩn hoặc ô nhiễm.


    Do đó, để giảm nguy cơ viêm tai giữa khi đi bơi, nên tránh bơi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh và thực hiện các biện pháp bảo vệ tai như đeo nút tai hoặc sử dụng mũ bơi che tai.


Một số lưu ý khi đi bơi và vệ sinh sau khi bơi phòng ngừa viêm tai giữa


    Chọn địa điểm bơi an toàn và vệ sinh: Ưu tiên các bể bơi được kiểm soát chất lượng nước chặt chẽ, thường xuyên khử trùng và không sử dụng quá nhiều hóa chất có hại. Tránh cho trẻ bơi ở những sông, hồ có nước tù đọng hoặc bị ô nhiễm.


    Nếu có thể, hãy kiểm tra và vệ sinh tai trước khi bơi để đảm bảo không có ráy tai gây bít tắc. Loại bỏ ráy tai nếu có để ngăn ngừa nước bị mắc kẹt trong tai, gây viêm nhiễm.


    Trong khi bơi, nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ như mũ bơi, kính bơi và nút tai để ngăn nước vào tai. Nếu nước lọt vào tai hoặc mũi hãy dùng tay bịt một lỗ mũi và xì nhẹ qua lỗ mũi kia, chú ý không bịt cả 2 lỗ mũi cùng 1 lúc để tránh gây áp lực lên tai.


    Sau khi bơi xong cần chú ý vệ sinh đúng cách như sau:


    Nghiêng đầu sang mỗi bên để nước trong tai có thể thoát ra ngoài. Nếu nước vẫn còn trong tai, kéo nhẹ vành tai ra sau và nghiêng đầu để nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.


    Dùng bông gòn sạch đặt nhẹ vào ống tai ngoài trong 3-5 phút để thấm nước. Không sử dụng tăm bông vì có thể đẩy nước vào sâu hơn hoặc gây tổn thương tai.


    Sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi và họng sau khi bơi, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm.


    Nếu có các dấu hiệu như ngứa tai, khó chịu, chảy dịch vàng đục, hoặc đau khi chạm vào tai, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.


    Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến viêm tai giữa, hãy đến BVĐK Sông Thương để được thăm khám hoặc liên hệ qua Hotline: 0916.698.115 để được tư vấn miễn phí.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến