94 lượt xem

BỊ LẸO MẮT PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Lẹo mắt (hordeolum) là tình trạng nhiễm trùng ở tuyến dầu của mí mắt với một vài biểu hiện như sưng đỏ, ngứa đau và có mủ. Lẹo mắt có những dấu hiệu khá rõ ràng khi xuất hiện: mí mắt sưng lên, kích thước nhỏ như hạt gạo, cảm giác khó chịu đi kèm với chảy nước mắt. Bệnh có thể tự khỏi và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bệnh có xu hướng tái phát. Người bệnh khi bị lẹo mắt nên điều trị ngay để giúp giảm các triệu chứng, cải thiện vẻ ngoài và mang lại cảm giác dễ chịu cho mắt.

BỊ LẸO MẮT PHẢI LÀM THẾ NÀO?

    Một số phương pháp chữa lẹo mắt hiệu quả


    Lẹo mắt có thể được điều trị bằng các phương pháp an toàn và hiệu quả như sau:


    Chườm ấm: Sử dụng một miếng vải sạch ngâm vào nước ấm vừa đun sôi rồi đắp lên mắt bị lẹo, nhắm mắt lại và giữ trong khoảng 10-15 phút. Thực hiện từ 2-4 lần mỗi ngày trong vài ngày để đạt hiệu quả tốt.


    Sử dụng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Sử dụng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh do bác sĩ kê để bôi lên lẹo mắt. Nếu tình trạng kéo dài hoặc lan rộng, thuốc kháng sinh dạng viên có thể sẽ được bác sĩ khuyên dùng.


    Tiểu phẫu: Trong trường hợp lẹo mắt không giảm hoặc kéo dài, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện tiểu phẫu để xử lý dịch mủ của lẹo mắt ra ngoài.


    Khi điều trị lẹo mắt, cần chú ý những điều sau


    Với phương pháp điều trị tại nhà: Sử dụng trứng gà luộc để chườm lên mắt hoặc các biện pháp khác như đắp lá trầu không, lô hội, lá ổi, khoai tây, và nghệ tươi có thể đem lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, những phương pháp này không được bác sĩ khuyến cáo vì có thể gây kích ứng và khiến cho tình trạng tồi tệ hơn.


    Không tự nặn mủ hoặc bóp lẹo: tránh tự ý nặn hoặc bóp lẹo vì điều này có thể làm lây lan nhiễm trùng, gây sẹo, hoặc dẫn đến quặp mi, khiến cho lẹo mắt khó chữa trị hơn. Hãy đến bác sĩ để được thăm khám và xử lý một cách an toàn.


    Không đeo kính áp tròng hoặc trang điểm mắt: Việc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và làm lẹo nghiêm trọng hơn. Nếu cần thiết phải đeo kính áp tròng, hãy đảm bảo vệ sinh tay và kính thật kỹ trước khi sử dụng.


    Không dụi mắt: Tránh dụi hoặc chà xát mắt vì có thể gây kích ứng và làm lây lan vi khuẩn, khiến tình trạng lẹo lan rộng và nặng hơn.


    Làm sạch vết lẹo: Vệ sinh khu vực bị lẹo bằng nước ấm hoặc khăn sạch để loại bỏ dịch bẩn và mủ, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.


    Rửa tay thường xuyên: Rửa tay kỹ trước khi thoa hoặc nhỏ thuốc trị lẹo mắt, và hạn chế tiếp xúc tay với mắt để tránh lây nhiễm vi khuẩn.


    Hạn chế đưa tay lên mắt: Trước khi chạm vào mắt, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước ấm hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn. Đảm bảo tay luôn sạch sẽ khi chăm sóc vùng mắt hoặc khi tiếp xúc với người bị lẹo mắt.


    Bằng cách tuân thủ các lưu ý này, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng và giúp lẹo mắt nhanh chóng hồi phục.


    Khi có những dấu hiệu của lẹo mắt, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt để được điều trị kịp thời trước khi xảy ra tình trạng viêm nhiễm nặng hơn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.


    Liên hệ tới Hotline của BVĐK Sông Thương: 0916.698.115 để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí.


ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider