Thời tiết lạnh khiến nguy cơ đột quỵ gia tăng, nhất là đối với nhóm người cao tuổi, người có tiền sử bệnh nền như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì. Vậy làm thế nào để phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả nhất? Hôm nay Bệnh viện đa khoa Sông Thương sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Nguyên nhân bệnh
nhân đột quỵ tăng cao vào mùa lạnh
Theo
số liệu thống kê tại các bệnh viện ở Việt Nam cho biết số ca bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Trong thời gian thời
tiết chuyển lạnh từ tháng 11 đến tháng 1 hàng năm, số lượng bệnh nhân đột quỵ
bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não ở các địa phương chiếm từ 30-50% tổng số
bệnh nhân đột quỵ của cả năm. Đặc biệt, khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy
ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ xuống thấp và lạnh hơn cả.
Sự
thích ứng của cơ thể người cao tuổi nói riêng cũng như mạch máu người nói chung
khá thấp, khi ra khỏi chăn ấm họ rất dễ bị cảm lạnh, cơ thể mất nhiệt gây co mạch,
tăng huyết áp đột ngột, dẫn tới tăng nguy cơ tai biến mạch máu não,…
Bên cạnh
đó, khi thời tiết lạnh, số lượng hồng cầu, tiểu cầu trong cơ thể có thể nhiều
hơn và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Điều này đặc biệt phổ biến ở những
người cao tuổi bị bệnh xơ vữa động mạch, mỡ máu cao.
Vào mùa lạnh, tần suất hoạt động thể chất của chúng ta gần như ít hơn bình thường. Bởi vậy, sự lười vận động và ăn uống không khoa học dễ dẫn đến tăng cân, tăng lượng mỡ máu, tăng huyết áp và đồng thời làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não hơn nữa.
2.
Biện pháp phòng ngừa đột quỵ trong mùa lạnh
Đột quỵ là
bệnh cấp tính thường xảy ra đột ngột và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh.
Tuy nhiên, đột quỵ hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh, hạn chế được những di
chứng nghiêm trọng.
Dưới đây
là một số biện pháp để phòng ngừa đột quỵ não:
- Có chế độ ăn lành mạnh, uống nước
ấm, hạn chế ăn đồ lạnh
- Vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút
trước khi xuống giường vào buổi sáng
- Cố gắng giữ nhiệt độ trong nhà cân
bằng với nhiệt độ ngoài trời
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và
cổ là rất quan trọng
- Khi tham gia hoạt động thể chất, nên
mặc nhiều lớp áo, khởi động kỹ trước khi tập, khi cơ thể ấm lên sau vận động
thì có thể cởi bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể, không nên ra ngoài trời tập thể
dục khi quá sớm, nhiệt độ quá thấp
- Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ
nhàng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch
- Tránh uống rượu, bia, chất kích
thích, đặc biệt trước khi ra ngoài trời lạnh
- Tránh căng thẳng kéo dài
- Không tắm muộn, không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C độ là phù hợp nhất để tắm.
- Hạn chế tối đa việc ra
ngoài vào thời tiết lạnh sẽ giảm thiểu nguy cơ đối mặt với đột quỵ, cũng như
tránh được nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong thời điểm dịch bệnh.
Để phòng ngừa
đột quỵ ở người cao tuổi và người có bệnh lý nền mạn tính, cần phải kiểm soát tốt
huyết áp, đường huyết.
Người cao tuổi, đặc biệt là những
người có bệnh lý nền mạn tính nên đi xét nghiệm định kỳ tại bệnh viện để kiểm
soát đường máu, mỡ máu, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm đông máu để
phòng tránh nguy cơ đột quỵ hiệu quả.
Bài viết cùng chuyên mục:
https://songthuong.vn/dot-quy-nao-o-nguoi-tre-nhung-dieu-can-biet
https://songthuong.vn/song-thuong-tu-van-che-do-dinh-duong-hop-li-cho-nguoi-cao-tuoi
Theo dõi
Fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng:
https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây