Đột quỵ là một biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tính mạng của mọi người. Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, từ trẻ tới già. Đột quỵ là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu thế giới, ở Việt Nam là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong.
Đột quỵ não, còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu cấp nuôi từ tim lên não bị ngừng do tắc mạch máu (thường là cục máu đông) hoặc vỡ mạch máu.
Nhiều người trẻ không cho rằng đột quỵ là nguy cơ với bản thân do sức khỏe, tim mạch còn tốt. Thế nhưng những năm gần đây, y học đang ghi nhận số trường hợp đột quỵ ở giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân gây đột quỵ ở người lớn tuổi thường do tình trạng hẹp mạch máu não, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu não, tuy nhiên ở người trẻ thường khởi phát đột ngột với nguyên nhân khác biệt.
1. Nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ não
ở người trẻ
Ăn
uống không lành mạnh: Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như thức ăn nhanh, nội
tạng động vật, đồ ngọt,… là nguyên nhân khiến mỡ máu tăng cao. Đây cũng là
những tác nhân gây tắc nghẽn mạch máu. Trong khi đó, những thực phẩm này là một
trong những món ăn quen thuộc, thường xuyên của giới trẻ hiện nay và là nguyên nhân
hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ tuổi.
Uống
nhiều bia rượu:
Một trong những nguyên nhân gây gia tăng khả năng đột quỵ ở người trẻ là chất
cồn trong rượu bia. Việc sử dụng cả rượu bia và đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến cho
nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng cao. 90% các cơn đột quỵ
xảy ra đều do nguyên nhân này.
Làm
việc quá sức:
Trong cuộc sống hiện đại, người trẻ có xu hướng theo đuổi công việc nhiều hơn
cộng với những áp lực, căng thẳng khiến cho huyết áp tăng cao, cơ tim co bóp
mạnh.
Khi dòng máu
chảy về não tăng đột ngột gây nguy cơ hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn
mạch máu não hoặc xuất huyết não.
Tình
trạng thừa cân:
Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ gây nên tình trạng thừa cân ở giới trẻ.
Đặc biệt khi ăn uống các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thì việc tăng cân sẽ ảnh
hưởng tới sức khoẻ càng cao.
Đặc biệt với dân văn phòng, do tính chất công việc ít vận động khiến cho cân nặng tăng không kiểm soát dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ.
2. Những dấu hiệu của bệnh đột quỵ não
Khi bệnh nhân bị đột quỵ não, các triệu chứng sẽ xảy ra ngay lập tức sau vài phút hoặc sau vài giờ với các dấu hiệu sau:
-
Đột
ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường
xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người). Đột ngột không nói được, giọng
nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói.
-
Đột
ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt. Đột ngột
đau đầu dữ dội, chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện
vận động theo ý muốn…
Khi người bệnh có các biểu hiện, triệu chứng trên hoặc không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu và vận chuyển người bệnh an toàn tới bệnh viện gần nhất tìm cơ hội điều trị kịp thời.
3. Phòng tránh bệnh đột quỵ não ở người trẻ
Với tâm lý chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe nên tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, Bệnh viện đa khoa Sông Thương mách bạn một số biện pháp điều chỉnh lối sống sinh hoạt và ăn uống sao cho hợp lý.
- Hình
thành các thói quen lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng, áp lực công việc.
- Thường
xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
- Uống
đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ dầu mỡ.
- Từ
bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng thức uống có cồn hay chất kích thích.
- Luôn
giữ tinh thần vui vẻ, để giảm bớt áp lực và căng thẳng bạn có thể chia sẻ với
người thân.
- Kiểm
tra sức khỏe định kỳ, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát các
chỉ số về huyết áp, nhịp tim, lượng đường và mỡ trong máu.
Khi phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng và nâng cao khả năng chữa trị. Nếu càng để kéo dài thì nguy cơ gặp phải các biến chứng sẽ rất cao. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời gian não bị thiếu máu mà người bệnh có thể bị tê liệt, mất khả năng vận động tại một số cơ quan, bộ phận. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tàn tật suốt đời.
Chuyên khoa Nội: http://songthuong.vn/khoa-noi-2
Theo dõi fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây