668 lượt xem

Những bệnh lý trẻ em thường gặp khi giao mùa và cách phòng ngừa

Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác phát triển. Điều này khiến số lượng trẻ em mắc bệnh và nhập viện ngày càng tăng. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ kiến thức về dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh một số bệnh lý phổ biến mà trẻ em hay gặp phải mỗi khi chuyển mùa.

Những bệnh lý trẻ em thường gặp khi giao mùa và cách phòng ngừa


1. Bệnh cảm cúm


Triệu chứng: Trẻ khi mắc cảm cúm có thể bị sốt, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân. Trong đó triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi có thể kéo dài, gây khó chịu cho trẻ.


Phòng ngừa:

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng, bổ sung D3 đều đặn

- Tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần

- Vệ sinh mắt mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.

- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, cổ, ngực, đầu

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Khói thuốc lá, bụi, người có biểu hiện cảm cúm như ho, sốt…


2. Bệnh sốt xuất huyết


Triệu chứng: Sốt cao, có thể cao tới 40 độ C, đau đầu dữ dội, đau cơ, mệt nhiều. Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ có thể đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, nôn hoặc ói ra máu… Nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.


Phòng ngừa:

- Diệt muỗi, lăng quăng và bọ gậy, loại bỏ nơi sinh sản của chúng

- Phòng chống muỗi đốt trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo dài, nằm ngủ mùng kể cả ban ngày, bôi kem xua muỗi cũng như các biện pháp khác được chỉ đạo bởi chính quyền địa phương.


3. Bệnh lý đường hô hấp


Triệu chứng: Trẻ có thể sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ,…

Bệnh lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng để ăn uống.


Phòng ngừa:

- Thường xuyên cho trẻ vệ sinh tay sạch sẽ .

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng, đủ nước, giữ ấm cơ thể.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Khói thuốc lá, bụi…, nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.

- Tiêm phòng đầy đủ: Vacxin 5 in 1, vacxin phòng phế cầu, cúm…., bổ sung đầy đủ vitamin D3.


4. Bệnh tay chân miệng


Triệu chứng: Trẻ em mắc bệnh có thể có những nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng với các triệu chứng như khó thở, nôn trớ, co giật và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi… trường hợp xấu có thể gây tử vong.


Phòng ngừa:

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, rửa tay bằng xà phòng và theo dõi các triệu chứng bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.


5. Bệnh tiêu chảy


Triệu chứng: Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng, nguy cơ tử vong cao.


Phòng ngừa:

- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng nguồn nước sạch.

- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với dụng cụ, đồ chơi.

- Vệ sinh môi trường sống và cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy theo khuyến cáo của WHO.


6. Bệnh thủy đậu


Triệu chứng: Xuất hiện sau 10 - 21 ngày từ khi nhiễm virus. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ... sau đó sẽ xuất hiện những nốt ban, phỏng nước,... Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.


Phòng ngừa: Tiêm vắc xin phòng thủy đậu theo khuyến cáo của WHO.


7. Bệnh sởi


Triệu chứng: Sốt cao liên tục, đau đầu, mỏi cơ, xuất hiện các hạt Koplick trong họng, viêm kết mạc, phát ban toàn thân…. Sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, viêm màng não, viêm phổi, tổn thương tim….


Phòng ngừa:

- Tiêm phòng sởi là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất:

+ Mũi vacxin sởi 1: Mũi vacxin sởi đơn được tiêm đầu tiên từ lúc 9 tháng tuổi.

+ Các mũi Vacxin kép: MMR ( Sởi, quai bị, rubella): Tiêm từ lúc 1 tuổi, có thể nhắc lại sau khoảng 3-5 năm.

- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin D3.

- Vệ sinh tay, vệ sinh mũi họng hàng ngày, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.


Tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương quy tụ đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị nhiều bệnh lý từ thông thường đến hiếm gặp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám khi phát hiện trẻ có các biểu hiện bệnh trên, không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn chuyên môn: BS. Thân Hồng Hoài - Trưởng khoa Khám bệnh


Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.

Để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp chi tiết, Quý khách có thể đăng ký trực tiếp tại Bệnh viện hoặc liên hệ qua số Hotline: 0916 698 115.

Theo dõi Fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng:

https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider