341 lượt xem

Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết

Bệnh đậu mùa khỉ đã và đang gây xôn xao thế giới do sự lây lan nhanh chóng tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam hiện tại chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì nguy cơ đậu mùa khỉ xâm nhập và gây bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy, việc hiểu biết về căn bệnh này và các biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh là vô cùng quan trọng.

Bệnh đậu mùa khỉ và những điều cần biết

1. Đậu mùa khỉ là bệnh gì?


Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus). Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Chi Orthopoxvirus có khoảng 12 loại virus, bao gồm virus Variola (gây bệnh đậu mùa ở người), virus gây bệnh đậu mùa ở bò, virus gây bệnh đậu mùa ở ngựa, virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ…


2. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ


Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm


- Sốt, đau đầu dữ dội

- Đau cơ, đau lưng.

- Sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da.


Khởi phát bệnh nhân thường xuất hiện sốt trong khoảng 1-3 ngày. Tổn thương da có thể biểu hiện bằng các nốt ban chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy.


Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.


Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị.


Nếu bạn nghĩ mình có những triệu chứng nghi nhiễm mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn và hướng dẫn.


3. Con đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ


Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng từ 2 đến 4 tuần thông qua các nốt ban, dịch cơ thể (như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da) và vảy. Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như dụng cụ ăn bát đĩa bị nhiễm virus do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh cho người khác.


Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể lây qua nước bọt. Do đó, cán bộ y tế, người nhà và bạn tình thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.


Theo WHO, virus cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua nhau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da. Hiện chưa rõ người không có triệu chứng có thể làm lây bệnh hay không.


4. Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ


Theo các tài liệu, các biến chứng thường gặp của bệnh này đó là:


- Nhiễm trùng máu

- Viêm mô não

- Viêm phế quản phổi

- Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực

- Các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.


Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 11% so với số người mắc bệnh (trẻ em có tỷ lệ tử vong cao hơn). Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong dao động trong khoảng 3-6%.


Có thể nói, bệnh đậu mùa khỉ tuy khó lây lan giữa người với người hơn so với Covid-19 và các triệu chứng của bệnh cũng không quá nghiêm trọng nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp.


5. Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ


Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:




Ngọc Lan

Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.

Để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp chi tiết, Quý khách có thể đăng ký trực tiếp tại Bệnh viện hoặc liên hệ qua số Hotline: 0916 698 115.

Theo dõi Fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng:

https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider