579 lượt xem

Nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị căn bệnh này.

Nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Phương pháp trị liệu kéo giãn cột sống cổ tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương


1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?


Đây là một dạng bệnh lý về xương khớp, chỉ tình trạng cột sống tại vùng cổ bị thoái hóa do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, các đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm và các tổ chức bao hoạt dịch có dấu hiệu hư hỏng, tổn thương, gây ra các cơn đau nhức tại các vị trí kể trên, đặc biệt là khi cử động cổ. Tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống cổ nào. Tuy nhiên, C5, C6, C7 là 3 đốt sống có nguy cơ thoái hóa cao hơn.


Tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang bằng nhau. Người bệnh không thể coi thường những ảnh hưởng của bệnh. Phát hiện và xử lý bệnh sớm là điều cần thiết để hạn chế được những biến chứng tiêu cực xảy ra.


2. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ


Một số nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa đốt sống cổ có thể kể tới như là:


- Hoạt động sai tư thế: duy trì một tư thế làm việc quá lâu, ít vận động, đi lại. Bên cạnh đó, do tính chất công việc phải cúi đầu hoặc thực hiện ngửa cổ quá nhiều hoặc thường xuyên mang vác vật nặng trên đầu, trên vùng lưng – cổ, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, ngồi vặn vẹo, ngủ gục trên bàn,…

- Do tuổi tác: Chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 40 – 50 tuổi. Quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra, khiến các đốt sống tại vùng cổ bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng thoái hóa.

- Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống thiếu chất, thiếu canxi, kali, sắt, vitamin,… trong thực đơn hàng ngày hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ngọt, đồ uống có gas làm cột sống người bệnh dễ dàng bị thiếu dưỡng chất.

- Do các chấn thương: Những người có tiền sử chấn thương tại vùng cổ do các nguyên nhân như lao động, tai nạn giao thông, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày đều có nguy cơ dẫn đến thoái hóa. Đặc biệt là trong trường hợp các vết thương không được điều trị tận gốc.

- Do di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh về xương khớp, cột sống thì nguy cơ mắc bệnh của các thành viên còn lại sẽ cao hơn người bình thường.


3. Dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ


Một số triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa cột sống cổ là:


- Đau nhức: Xuất hiện các cơn đau mỏi xung quanh vùng cổ - vai – gáy, đôi khi gây nên tình trạng vẹo cổ hoặc sái cổ. Cơn đau sau đó lan tới đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm và vùng trán, đau từ gáy lan xuống một bên hoặc cả hai bên cánh tay.

- Chi trên mất cảm giác: Khi rễ thần kinh bị chèn ép nhiều, người bệnh có cảm giác đau tê như “điện giật” từ phần vai xuống cánh tay. Một số trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân bị teo cơ, yếu liệt hoặc mất cảm giác sâu ở đôi bàn tay (cầm vật dụng dễ bị rơi, khó thực hiện các động tác khéo léo).

- Cứng cổ vào buổi sáng: Nếu thời tiết trở lạnh, kết hợp với tư thế ngủ ban đêm không thuận lợi thì người bệnh có thể bị cứng cổ vào sáng hôm sau. Tình trạng cứng cổ khiến bệnh nhân gặp phải khó khăn khi cúi gập, xoay cổ hoặc ngửa cổ.

- Dấu hiệu Lhermitte: Là triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng. Đây là cảm giác khó chịu đột ngột như có luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, lan sang ngón tay hoặc ngón chân. Tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng nếu như bạn cúi cổ về phía trước.

- Các triệu chứng khác: Trong trường hợp tổn thương ở các đốt sống C1, C2 hoặc C4, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt hoặc mất thăng bằng…


4. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ tại Sông Thương


Tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương, chúng tôi cung cấp các phương pháp vật lí trị liệu như kéo giãn, xoa bóp, điện châm, chiếu đèn hồng ngoại hoặc điện xung giúp tăng cường sức cơ ở cổ và vai, từ đó giảm thiểu đáng kể các cơn đau. Khi lựa chọn vật lý trị liệu, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh vật lý trị liệu thô bạo, không đúng kỹ thuật khiến cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Khoa YHCT – PHCN - Bệnh viện Đa khoa Sông Thương được trang bị máy móc trị liệu hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu cho người bệnh khi đến khám và chữa trị tại đây.

Bác sĩ CKII. Trần Văn Vương - Trưởng khoa YHCT-PHCN


Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.

Để được tư vấn chi tiết, Quý khách có thể đăng ký trực tiếp tại Bệnh viện hoặc liên hệ qua số Hotline: 0916 698 115.

Theo dõi Fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng:

https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider