472 lượt xem

NGƯỜI BỆNH TUYẾN GIÁP NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?

Bên cạnh việc điều trị thì chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp. Vậy người bệnh tuyến giáp thì nên ăn gì và kiêng gì để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe?

NGƯỜI BỆNH TUYẾN GIÁP NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?


1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh tuyến giáp


Các bệnh lý về tuyến giáp bao gồm nhiều mặt bệnh như cường giáp, suy giáp, nang tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, u tuyến giáp,… Mỗi mặt bệnh có những biểu hiện khác nhau, cần phương pháp và thời gian điều trị khác nhau.


Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng tới quá trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý không những giúp hạn chế sự rối loạn của hormone tuyến giáp, nâng cao thể trạng, mà còn duy trì và củng cố sức khỏe tuyến giáp rất hiệu quả.


2. Người bệnh tuyến giáp nên ăn gì?


Thực phẩm giàu i-ốt


I-ốt giúp cân bằng nội tiết tố tuyến giáp, kích thích sản sinh các nội tiết tố cần thiết, giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp.


Thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, hải sản sẽ tốt cho người bị bướu giáp nhưng không dùng cho bệnh nhân cường giáp. I-ốt rất cần thiết cho tuyến giáp nhưng cần bổ sung i-ốt ở mức hợp lý trong bữa ăn hàng ngày.


Với người bệnh đang điều trị bằng i-ốt phóng xạ và các phương pháp khác, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để bổ sung lượng i-ốt phù hợp.


Nếu người bệnh lạm dụng i-ốt sẽ khiến tuyến giáp hoạt động quá mức gây viêm tuyến giáp làm tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng i-ốt bổ sung mỗi ngày.


Rau lá xanh


Chế độ ăn của người bệnh ung thư tuyến giáp cần bổ sung các loại rau lá xanh vì đây là những thực phẩm chứa nhiều magie, khoáng chất, cung cấp dưỡng chất tuyệt vời, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp và cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.


Người bệnh có thể bổ sung các loại rau có màu xanh đậm như: rau mồng tơi, rau diếp cá, rau muống… để cơ thể nhận đủ magie giúp các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim không đều được cải thiện.


Các loại hạt


Các loại hạt phổ biến như: hạnh nhân, hạt điều, hạt bí… là nguồn cung cấp magie rất tốt cho cơ thể, giàu protein thực vật, vitamin B, vitamin E, các khoáng chất khác giúp hỗ trợ hoạt động hiệu quả của tuyến giáp.


Hạt lanh chứa hàm lượng axit béo omega 3 có vai trò quan trọng với chức năng của tuyến giáp nên cũng là lựa chọn tốt cho chế độ ăn kiêng của người bệnh cường giáp. Trước khi ăn, hạt lanh cần được nghiền nát để tăng lợi ích sử dụng.


Sữa chua ít béo


Sữa chua ít béo chứa nhiều iốt, vitamin D nên rất tốt cho tuyến giáp. I-ốt có vai trò quan trọng giúp sản xuất hormone tuyến giáp. Vitamin D tham gia vào quá trình điều hòa hệ thống miễn dịch, giúp ngăn bệnh Hashimoto. Do đó, sữa chua ít béo là lựa chọn phù hợp với người bệnh tuyến giáp.


Rong biển


Rong biển giàu i-ốt nên là lựa chọn phù hợp cho người bệnh tuyến giáp. Giá trị dinh dưỡng của rong biển cao nên người bệnh cần tiêu thụ ở mức độ vừa phải (1 lần/tuần). Tuy nhiên, rong biển chứa hàm lượng i-ốt cao có thể gây hại khi bổ sung quá mức nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh hàm lượng phù hợp cho cơ thể.


Trứng


Trứng chứa nhiều i-ốt, selen, axit béo omega-3, nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một tuyến giáp khỏe mạnh, hỗ trợ hệ thống miễn dịch nên rất tốt để cải thiện sức khỏe của người bệnh tuyến giáp. Dù trứng cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng không được lạm dụng quá mức. Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.


Táo


Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Táo cũng chứa nhiều i-ốt nên cũng là thực phẩm người bệnh cần lựa chọn để bảo vệ tuyến giáp khỏe mạnh.


Thịt gà


Thịt gà là một loại thịt nạc cung cấp protein, kẽm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, kẽm cần thiết để điều chỉnh hormone tuyến giáp trong cơ thể nên người bệnh tuyến giáp có thể lựa chọn thịt gà bổ sung vào khẩu phần ăn.


2. Người bị bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì?


Người bị bệnh tuyến giáp thường gặp các triệu chứng như sụt cân, khó nuốt, chán ăn mệt mỏi, táo bón,… Do đó, người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp cần kiêng ăn gì là mối quan tâm của nhiều người. Bên cạnh việc tuân thủ các chế độ điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý những thực phẩm sau trong quá trình ăn uống:


Đậu nành


Với câu hỏi bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành gây cản trở sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to.


Chất này làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột. Ngoài ra, hàm lượng isoflavone có trong đậu nành cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất hormon của tuyến giáp.


Các loại thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn


Các chất phụ gia, calo và lượng đường, lượng chất béo cao có trong các thực phẩm trên ảnh hưởng hoàn toàn không tốt cho người bị bệnh tuyến giáp. Những ai bị bệnh tuyến giáp hay bất cứ người khỏe mạnh nào cũng nên hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn để bảo vệ sức khỏe.


Nội tạng


Nội tạng động vật không chỉ chứa các vi khuẩn mà còn có các thành phần axit bão hòa và cholesterol gây ra những tác động tiêu cực đến tuyến giáp, thậm chí làm giảm khả năng hấp thụ của thuốc điều trị bệnh. Do đó cách tốt nhất để không làm bệnh nặng hơn là bạn nên tránh các loại nội tạng động vật.


Lúa mạch, lúa mì


Lúa mạch, lúa mì được đánh giá là thực phẩm có chứa hàm lượng gluten cao làm giảm khả năng tiêu hóa và chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó mà các loại thực phẩm này được khuyến cao kiêng sử dụng với các bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp.


Thực phẩm giàu xơ


Ăn đủ chất xơ là tốt cho cơ thể, nhưng việc ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị suy giáp. Lượng chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại đậu vượt quá mức sẽ cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.


Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp cần phải lưu ý tránh các loại rau xanh thuộc họ cải như cải bắp, cải bẹ, súp lơ xanh, hoa lơ,… vì có chứa enzyme goitrogen làm cản trở quá trình sản xuất hormon của tuyến giáp. Cùng với đó, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích để đảm bảo quá trình điều trị được hiệu quả.


Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống thì người bệnh cần thường xuyên đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường kiểm tra sức khỏe định kỳ, để được tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng người. Việc đi khám định kỳ còn giúp bác sĩ tầm soát biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.


Đặt lịch thăm khám với Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) vào chủ nhật hàng tuần tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương qua Hotline: 0916.698.115.




Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.

-------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BenhvienSongThuong

Ngọc Lan

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider