Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ đứng thứ 2 sau ung thư vú. Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách hiệu quả nhất giúp chị em phát hiện nguy cơ ung thư sớm để theo dõi và can thiệp kịp thời.
1. Vì sao nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm?
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ mắc mới và tỷ vong cao. Đặc biệt, tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu tăng nhanh. Vì vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung sớm và đều đặn có giá trị lớn trong việc phát hiện, phòng ngừa bệnh. Tất cả phụ nữ đều nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh không hề có bất kỳ dấu hiệu bệnh rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh đến giai đoạn cuối mới bắt đầu lộ rõ các triệu chứng. Tuy nhiên, lúc này việc điều trị đã không còn hiệu quả như trước.
Vì vậy, với việc tầm soát ung thư sớm sẽ giúp chị em phụ nữ phòng ngừa và chữa trị được căn bệnh này hiệu quả:
- Giúp phát hiện ra các tế bào tiền ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. Từ đó kịp thời điều trị sớm, ngăn ngừa nguy cơ các tế bào này phát triển thành ung thư.
- Trong trường hợp phát hiện ra tế bào ung thư, chị em có thể kịp thời điều trị bệnh. Khi bệnh ở những giai đoạn đầu thì việc điều trị cũng sẽ đơn giản và hiệu quả hơn, gia tăng cơ hội sống cho người bệnh. Càng phát hiện muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào ung thư sẽ phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.
2. Dấu mốc quan trọng để khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACCS) và Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa kỳ (USPSTF), việc tiêm vaccine có khả năng phòng ngừa, hạn chế tác động của các virus HPV đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đồng thời các xét nghiệm sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để tăng hiệu quả phòng nguy cơ ung thư.
Việc thực hiện các tầm soát sàng lọc ung thư cổ tử cung khi nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật. Theo đó, độ tuổi được khuyến nghị thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung gồm:
- Dưới 21 tuổi: Không cần làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.
- Từ 21 đến 29 tuổi: nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Papsmear) đầu tiên ở tuổi 21, sau đó cứ 3 năm/ lần.
- Độ tuổi 30 đến 65: Phụ nữ nên khám tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong các phương pháp sau:
+ Xét nghiệm HPV 5 năm một lần: nếu kết quả bình thường, bạn có thể đợi 5 năm để kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung cho lần tiếp theo.
+ Kiểm tra HPV kết hợp với làm Pap 5 năm một lần: nếu cả 2 kết quả đều bình thường, bạn có thể thực hiện đợt xét nghiệm sàng lọc tiếp theo sau 5 năm.
+ Xét nghiệm PAP 3 năm một lần: nếu kết quả bình thường, bạn sẽ chờ 3 năm để thực hiện đợt kiểm tra Pap tiếp theo.
- Trên 65 tuổi: Nếu trên 65 tuổi và các kết quả xét nghiệm HPV/Pap trước đó cho kết quả bình thường, bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn có nên tiếp tục thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nữa hay không. Tuy nhiên, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn vẫn cần tiến hành khám sàng lọc sau độ tuổi 65.
Các trường hợp sau nên sàng lọc thường xuyên hơn:
+ Có hệ thống miễn dịch suy yếu;
+ Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động;
+ Có kết quả xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung hoặc sinh thiết bất thường gần đây;
+ Đã bị ung thư cổ tử cung;
3. Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
Tùy thuộc vào độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm như:
- Xét nghiệm Pap: là xét nghiệm phổ biến nhất, có thể phát hiện những thay đổi của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Để thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ tiến hành thu thập mẫu phết tế bào từ khu vực cổ tử cung. Bạn sẽ nằm ngửa trên bàn khám, đầu gối hơi gập, đặt chân đặt vào giá đỡ cuối bàn. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt chuyên dụng mở âm đạo để quan sát cổ tử cung. Sau đó dùng một bàn chải mềm hoặc thìa nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung và gửi mẫu này đến phòng xét nghiệm nhằm phân tích sự xuất hiện của virus HPV.
- Xét nghiệm HPV: là xét nghiệm giúp phát hiện sớm các chủng virus HPV có liên quan đến nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm HPV được thực hiện trên cơ sở một mẫu tế bào được lấy ra từ cổ tử cung, được chiết tách bằng máy phân tích nhằm xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.
Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung HPV không hoàn toàn khẳng định 100% nữ giới có mắc ung thư cổ tử cung, tuy nhiên phương pháp này giúp sớm tìm thấy dấu hiệu bất thường đang tồn tại, từ đó có những biện pháp phòng ngừa, theo dõi và điều trị từ sớm.
Các xét nghiệm HPV thường được thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.
Đăng ký tầm soát ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương với:
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đánh giá kết quả chính xác;
- Đa dạng xét nghiệm sàng lọc từ cơ bản đến chuyên sâu;
- Trang thiết bị hiện đại, hoàn toàn tự động.
Liên hệ ngay Hotline 0916 698 115 để được tư vấn miễn phí.
------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong
ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây