159 lượt xem

ĐAU BỤNG, TIÊU CHẢY DO LỴ TRỰC KHUẨN

Bệnh lỵ trực khuẩn, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tiêu hóa. Với tính chất lây lan dễ dàng, đặc biệt là trong mùa hè, khi ruồi nhặng sinh sôi phát triển khiến cho nguy cơ lây nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn càng tăng cao. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ các triệu chứng và phương pháp phòng ngừa bệnh lỵ trực khuẩn, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

ĐAU BỤNG, TIÊU CHẢY DO LỴ TRỰC KHUẨN

Lỵ trực khuẩn (lỵ trực trùng) là gì?


    Bệnh lỵ trực khuẩn là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các dịch bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước kém phát triển. Vi khuẩn Shigella là tác nhân gây bệnh, lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, hoặc côn trùng như ruồi, nhặng.


    Trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nặng và có nguy cơ tử vong khi mắc bệnh này. Mặc dù bệnh có diễn biến lành tính, nhưng dễ phát thành dịch và có thể gây ra tình trạng khẩn cấp y tế.


Nguyên nhân gây ra lỵ trực khuẩn


    Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vi khuẩn Shigella: Điều này có thể xảy ra khi một người tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn mà sau đó không tuân thủ các biện pháp vệ sinh đúng cách khiến cho vi khuẩn Shigella có cơ hội lây lan rộng hơn.


    Ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn: Thực phẩm bị nhiễm khuẩn do có nguồn gốc không rõ ràng, môi trường chế biến thực phẩm xung quanh bị ô nhiễm hoặc người chế biến thực phẩm mắc bệnh lỵ trực khuẩn không tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.


    Điều kiện môi trường bất thường: Thời tiết bất thường, như nắng nóng gay gắt và mưa lớn, có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Shigella phát triển và lây lan.


    Môi trường đông người và không đảm bảo vệ sinh: Các nơi đông người như trường học, khu vực giữ trẻ tư nhân, hoặc các khu vực không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ có nguy cơ cao hơn về lây lan bệnh.


Các triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn


    Sốt và hội chứng nhiễm khuẩn: Người bị nhiễm khuẩn thường phát sốt cao từ 38-39 độ C, kèm theo cảm giác rét run, đau đầu, mệt mỏi, đau lưng. Trẻ em có thể phát sốt cao và kèm các cơn co giật. Ngoài ra, người bị nhiễm khuẩn cũng có thể trải qua các biểu hiện như chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn.


    Hội chứng lỵ: Đau bụng ở vùng rốn, sau đó lan ra khắp bụng. Các cơn đau quặn làm người bệnh mót rặn muốn đi đại tiện ngay. Phân của người bị lỵ trực khuẩn ban đầu thường là phân sệt, sau đó trở nên loãng có thể chứa máu, nhầy.


    Tiêu chảy và buồn nôn: Người mắc bệnh thường đi ngoài từ 15-20 lần/ngày. Tiêu chảy thường kèm theo mất nước, gây suy kiệt, rối loạn điện giải.


    Biến chứng và thể bệnh: Tùy thuộc vào cơ địa, bệnh lỵ trực khuẩn có thể phát triển thành các thể như thể nhẹ, thể vừa, thể nặng. Các biến chứng nguy hiểm có thể bao gồm: hoại tử ruột, lồng ruột, bội nhiễm, nhiễm độc thần kinh và thậm chí là tử vong trong những trường hợp nặng.


Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lỵ trực khuẩn


    Cách điều trị:


- Cách ly và vệ sinh: Cần cách ly bệnh nhân và sử dụng các dụng cụ riêng. Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh là rất quan trọng.


- Bù nước và điện giải: Uống dung dịch Oresol để bù nước, tránh cho cơ thể mất nước khi bị tiêu chảy, cần chú ý sử dụng đúng liều lượng để có tác dụng.


- Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh như Ceftriaxon, Acid nalidixic, ciprofloxacine, ofloxacine có thể được sử dụng để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng (theo chỉ định của bác sĩ)


- Chế độ ăn uống: Ban đầu nên ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, tránh ăn rau sống sau đó mới dần dần chuyển về các món ăn bình thường khi bệnh đã đỡ hơn.


Cách phòng ngừa:


- Tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân và môi trường: Đảm bảo ăn chín, uống sôi để tránh vi khuẩn gây bệnh. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với các đồ vật. Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ và không phóng uế bừa bãi để giảm nguy cơ lây nhiễm.


- Xử lý chất thải và vật dụng bệnh nhân một cách an toàn: Sử dụng vôi sống 20%, nước vôi 10% để khử khuẩn chất thải. Triệt khuẩn đồ dùng và quần áo của bệnh nhân bằng cách đun sôi nước hoặc ngâm trong dung dịch cloramin 2%. Đặc biệt cần sử dụng lồng bàn để đậy kín thức ăn và tránh sự xâm nhập của ruồi nhặng.


- Theo dõi và cách ly người tiếp xúc gần với người bệnh: Người tiếp xúc gần với bệnh nhân cần được theo dõi trong vòng 7 ngày để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và cách ly điều trị kịp thời.


Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bệnh lỵ trực khuẩn hoặc có các dấu hiệu khác nghiêm trọng hơn hãy đến BVĐK Sông Thương hoặc liên hệ qua hotline: 0916.698.115 để được thăm khám kịp thời và thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi bệnh tiến triển thành các biến chứng nặng.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến