66 lượt xem

DẤU HIỆU CẢNH BÁO THOÁI HÓA KHỚP CẦN LƯU Ý

Hiện nay, thoái hóa khớp không chỉ là bệnh của người già, mà đang có xu hướng trẻ hóa. Người lao động tay chân thường xuyên, tập luyện thể thao ở cường độ cao, gặp chấn thương, thừa cân, béo phì... thường dễ bị thoái hóa khớp.

DẤU HIỆU CẢNH BÁO THOÁI HÓA KHỚP CẦN LƯU Ý


1. Dấu hiệu thoái hóa khớp là gì?


Thoái hóa có thể tác động đến mọi khớp trên cơ thể. Bệnh thường phát triển chậm và tăng dần mức độ theo thời gian. Các triệu chứng thường gặp nhất của thoái hóa khớp là:


- Đau khớp: Những biểu hiện đầu tiên của bệnh là những cơn đau nhức khớp. Ở mức độ nhẹ, những cơn đau thường âm ỉ nhưng khi người bệnh vận động mạnh hoặc vận động sai tư thế thì mức độ đau có thể tăng lên. Thông thường khi được nghỉ ngơi, người bệnh sẽ không thấy còn đau nữa. Nhưng về những giai đoạn sau thì bệnh có thể nặng hơn, dù nghỉ ngơi vẫn cảm thấy đau và khi vận động thì lại càng đau hơn nhiều.

Những người mắc các bệnh về xương khớp trong đó có bệnh thoái hóa khớp sẽ rất khó khăn khi đối mặt với thời tiết lạnh giá, độ ẩm cao và họ bị đau khớp khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Cơn đau sẽ có thể kéo dài nhiều ngày.

- Cứng khớp: Đi kèm theo những cơn đau nhức, người bệnh sẽ cảm thấy các khớp bị thoái hóa có dấu hiệu bị cứng, dễ thấy vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, họ sẽ cảm giác khó cử động các khớp. Để khớp linh hoạt hơn, dễ vận động hơn thì cần phải nghỉ ngơi, dừng vận động khoảng 30 phút. Nếu tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng thì mức độ cứng khớp cũng tăng và dai dẳng hơn.

- Khi cử động có tiếng kêu trong khớp: Khi phần đệm giữa 2 đầu xương bị hỏng và lượng dịch nhầy bôi trơn giữa các khớp cũng giảm sẽ khiến cho các đầu xương sát vào nhau nhiều hơn và tạo ra tiếng kêu lạo xạo trong khớp. Khi vận động mạnh, người bệnh sẽ cảm nhận, nghe thấy rõ tiếng kêu này, đồng thời sẽ thấy đau nhiều hơn.

- Khó vận động: Tình trạng thoái hóa sẽ khiến cho người bệnh bị hạn chế rất nhiều khi cử động các khớp. Họ có thể không cúi được sát đất, không thể quay cổ,… ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt thường ngày.

- Khớp bị sưng hay biến dạng: Khi bị thoái hóa, khớp sẽ có phản ứng viêm, sưng tấy đôi khi là biến dạng. Chẳng hạn như, khớp gối bị lệch khỏi trục, ngón tay có u cục, chân cong vẹo,…


2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là gì?


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

- Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Hay có thể hiểu nguyên nhân này chính là do quá trình lão hóa tự nhiên. Khi già đi, những tế bào sụn của chúng ta không thể tái tạo hay sản sinh ra nữa mà chúng sẽ dần bị giảm chức năng, chất lượng sụn kém đi, giảm khả năng đàn hồi

- Quá trình lão hóa tự nhiên: Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo. Khi chúng ta già đi, các tế bào sụn dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide, làm cho chất lượng sụn kém dần, nhất là tính đàn hồi. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, trong đó có tình trạng thoái hóa.

- Bẩm sinh: Một số trường hợp bị dị dạng bẩm sinh cũng khiến thay đổi áp lực tì đè lên các khớp, cột sống và dần dẫn tới thoái hóa.

- Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị mắc bệnh thoái hóa thì tỉ lệ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn và vì thế bạn cần có một chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động khoa học để phòng tránh bệnh.

- Các tổn thương khác: Các trường hợp bị chấn thương sau tai nạn và phải phẫu thuật, mắc các bệnh về xương khớp, đặc thù công việc có ảnh hưởng đến khớp,… thì cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa.

- Béo phì trong một thời gian dài hoặc tăng cân quá nhanh cũng khiến xương khớp của bạn bị áp lực cao do đè nén, dần dần có thể bị biến dạng.


Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì một số hiện tượng như rối loạn nội tiết tố ở thời kỳ mãn kinh, bệnh loãng xương, bệnh đái tháo đường,… cũng chính là các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.


Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Phương pháp điều trị chủ yếu là giảm đau cho người bệnh và duy trì, tăng cường vận động từ mức độ nhẹ đến vận động nặng, kết hợp với ăn uống cân bằng dưỡng chất và duy trì cân nặng vừa phải để làm chậm sự tiến triển của bệnh.


Đặc biệt, người bệnh cần phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị riêng. Tránh tự điều trị hoặc lạm dụng thuốc giảm đau khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ bị các bệnh về dạ dày. Các trường hợp sau chấn thương nên chọn những môn thể thao phù hợp để giúp các khớp mềm dẻo và linh hoạt hơn.

Tại chuyên khoa YHCT – PHCN – Bệnh viện Đa khoa Sông Thương với đội ngũ bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp hiệu quả.


----

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider