279 lượt xem

Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ Nội Và Cách Điều Trị

Bệnh viện Đa khoa Sông Thương thực hiện thành công hàng ngày ca mổ trĩ không đau, với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ tốt nhất

Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ Nội Và Cách Điều Trị

Bệnh trĩ nội là gì?

Trĩ nội là một tình trạng bệnh lý gây ra do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị sưng hoặc phình to vì co giãn quá mức và có thể gây ra khó chịu, ngay cả khi người bệnh không cảm thấy chúng. Trĩ nội hình thành gần cuối trực tràng, không thể nhìn hoặc sờ thấy, trừ trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài.

Bệnh trĩ nội có thể khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại vì khối trĩ nằm ẩn bên trong trực tràng. Ở nam giới, do cơ sàn chậu chắc, trĩ nội ít sa ra ngoài nên người bệnh chỉ đến khám khi đã có biến chứng chảy máu. Bệnh trĩ nội phổ biến nhất là những người tuổi từ 28 – 50 tuổi.

Phân loại cấp độ bệnh trĩ nội

Không phải tất cả những người mắc bệnh trĩ nội đều giống nhau hoặc gây ra các vấn đề giống nhau. Các bác sĩ đã phân loại bệnh trĩ nội theo 4 cấp độ nghiêm trọng sau:

  • Trĩ nội độ 1: Nếu trĩ bên trong chảy máu nhưng vẫn ở bên trong trực tràng, nó được phân loại vào trĩ độ I.
  • Trĩ nội độ 2: Một số búi trĩ nội sa ra ngoài, tức là chúng bị thò ra ngoài hậu môn. Nếu búi trĩ sa ra ngoài và tự giảm tự nhiên, đó là bệnh trĩ độ II.
  • Trĩ nội độ 3: Trĩ độ III bị sa và không thể tự giảm được. Tuy nhiên, các búi trĩ này sẽ đáp ứng với việc giảm thủ công, nghĩa là chúng có thể được người bệnh đẩy trở lại trực tràng.
  • Trĩ nội độ 4: Trĩ độ IV là giai đoạn của bệnh trĩ nội nặng nhất, không thể chữa khỏi. Búi trĩ bị sa ra ngoài ngay cả khi người bệnh nỗ lực giảm thiểu bằng tay.

Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Trong một vài trường hợp, bệnh trĩ là vấn đề tất yếu bởi có liên quan đến quá trình lão hóa do thiếu Collagen mô vùng hậu môn trực tràng gây nên hiện tượng dãn mạch máu trĩ, dây chằng treo trĩ, mô đệm. Bệnh trĩ có thể phát triển bất cứ lúc nào khi có thêm áp lực lên trực tràng. Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ nội bao gồm:


Táo bón và tiêu chảy: Tình trạng này gây áp lực cho khu vực trực tràng, hoặc do người bệnh rặn quá mạnh trong trường hợp táo bón hoặc do đi đại tiện nhiều lần khi bị tiêu chảy. Tiêu chảy và táo bón thông thường chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là có thể điều trị được. Trường hợp có liên quan đến bệnh lý khác như hội chứng ruột kích thích (IBS) và viêm ruột (IBD), người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa.


Mang thai và sinh nở: Nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai, do thai nhi khi phát triển gây ra các áp lực lên các tĩnh mạch. Việc căng thẳng trong quá trình sinh nở cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.


Béo phì: Người béo phì có nguy cơ cao mắc cả hai bệnh trĩ nội và trĩ ngoại bởi sự tăng áp lực xung quanh trực tràng. Tình trạng béo phì cũng liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống ít vận động.


Ngồi lâu: Tình trạng ngồi lâu có thể gây căng thẳng quá mức tới vùng trực tràng. Bởi vậy, hoạt động thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh trĩ và cả những vấn đề sức khỏe hậu môn trực tràng khác.



Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội

Bác sĩ có thể chẩn đoán trĩ nội bằng cách:


Kiểm tra trực quan: Bác sĩ đeo găng tay chuyên dụng, được thoa chất bôi trơn. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn một ngón tay vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của búi trĩ, cũng như các vấn đề khác.


Thăm khám trực tràng bằng phương pháp nội soi: Bác sĩ luồn một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu qua đường hậu môn để kiểm tra trực tràng. Camera sẽ hiển thị hình ảnh trực tràng trên màn hình, qua đó giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh trĩ nội.

Điều trị bệnh trĩ nội như thế nào?

Có nhiều lựa chọn để điều trị bệnh trĩ nội. Trong số đó, các phương pháp giảm đau, ngứa hoặc khó chịu bằng việc tắm tại chỗ, thoa kem và thuốc mỡ không kê đơn hoặc các biện pháp tự nhiên tại nhà như thoa lô hội, giấm táo, ngâm hậu môn trong nước ấm… rất phổ biến.


Thế nhưng, các phương pháp điều trị này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Việc chữa trĩ nội phải nhằm mục đích giải quyết vấn đề lâu dài bằng cách thực sự loại bỏ các búi trĩ nội. Vì vậy, các phương pháp điều trị sau đây sẽ khả thi hơn cho người mắc loại trĩ này.

Đông tụ

Một lựa chọn ít xâm lấn hơn phẫu thuật là dùng phương pháp đông máu bằng tia hồng ngoại (IRC) để điều trị trĩ nội. Phương pháp này được thực hiện bằng cách, bác sĩ sẽ chiếu ánh sáng hồng ngoại vào bên trong búi trĩ. Sức nóng của tia hồng ngoại sẽ làm hình thành mô sẹo, cắt đứt lưu lượng máu đến búi trĩ. Khoảng một tuần sau, mô chết sẽ rơi ra khỏi hậu môn và có khả năng vết thương sẽ bị chảy máu nhẹ.

Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao.

Phẫu thuật bằng phương pháp Milligan Morgan

Phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng nếu như việc tự điều trị không hiệu quả.

Tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương, các bác sĩ khoa Ngoại đã thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật trĩ ít đau, bằng cách lựa chọn phương pháp mổ phù hợp với từng loại trĩ.

----

Tới ngay BVĐK Sông Thương để thăm khám khi có những vấn đề bất thường về sức khỏe.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong 

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider