Việc chăm sóc vết thương sau khi nhổ răng khôn là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm. Vậy chế độ ăn uống như thế nào để vết thương nhanh lành và không gây biến chứng? Hãy cùng Sông Thương tìm hiểu qua bài viết này.
1.
Răng khôn là gì?
Răng
khôn hay còn được gọi với cái tên khác là răng số 8, được nằm ở vị trí cuối
cùng trong khung hàm. Khác với những chiếc răng khác, răng khôn bắt đầu mọc khi
con người ta đến độ tuổi trưởng thành, thường từ 18 cho đến 25 tuổi, đúng như
cái tên gọi là răng khôn.
Đối với một số người, răng khôn không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của họ, bởi chúng "đến và đi nhẹ nhàng như một cơn gió", không hề gây đau đớn. Đối với người khác, mọc răng khôn có thể trở thành một vấn đề nếu răng không mọc chồng chéo trong miệng của bạn, mọc sai vị trí hoặc mọc ngầm.
Khi răng khôn mọc, nha sĩ thường sẽ kiểm tra những yếu tố sau đây:
- Răng khôn mọc
không đúng vị trí có thể khiến thức ăn bị mắc ở răng. Tình trạng này tạo điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
- Răng khôn mọc
không đúng vị trí có thể gây khó khăn cho việc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh
răng khôn và các răng hàm bên cạnh.
- Răng khôn chỉ
mọc một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và gây ra tình
trạng viêm nhiễm. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau hàm, sưng và cứng hàm.
- Nếu răng khôn
không có đủ không gian để mọc, sẽ xảy ra hiện tượng mọc chồng chéo hoặc sẽ gây
tổn thương cho những răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc
ngầm có thể dẫn đến sự hình thành của u nang ở trên hoặc gần răng mọc
ngầm. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng chân răng của các răng bên
cạnh hoặc phá hủy xương hỗ trợ răng của bạn.
2.
Sau nhổ răng khôn kiêng ăn gì?
Thứ nhất là thức ăn cứng và dai: Đây là một trong những loại thức ăn mà bạn nên tránh xa sau
khi thực hiện nhổ răng khôn, bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
hàm răng.
- Đồ ăn chế biến sơ qua, dai cứng:
Loại thức ăn này sẽ khiến cho cơ hàm của bạn phải hoạt động mạnh, tạo áp lực
khiến hàm bị căng thẳng từ đó đau nhiều hơn.
- Đồ chiên rán, bánh quy: Các loại này
khi bạn nhai sẽ tạo ra những mảnh vụn, dễ lọt qua các khe vào ổ của răng khôn vừa
nhổ khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng.
Thứ hai là đồ ăn cay và nóng: Khi ăn phải những thực phẩm cay sẽ vô tình gây ra sự kích
thích vùng tổn thương. Thực phẩm nóng
sẽ gây giãn nở các mạch máu, có thể làm cho các cục máu đông bị tan ra khiến
máu chảy liên tục ở vị trí răng mới nhổ. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác
đau đớn, khó chịu hay nóng ran, tồn tại nguy cơ nhiễm trùng cao.
Thứ ba là thực phẩm chua, ngọt: Nếu bạn là một tín đồ ăn vặt thì hãy tạm ngừng sở thích
này cho đến khi vết thương từ việc nhổ răng khôn hồi phục hoàn toàn. Những loại
đồ ngọt như: Bánh kẹo hay nước ngọt đều có chứa chất đường, khi vào miệng có
thể sẽ gây nên tình trạng viêm sưng tấy vùng vết thương, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến thời gian phục hồi. Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa nhiều chất axit
như chanh, bưởi hay me bạn cũng nên kiêng.
Thứ tư là bia, rượu: Dù trong bất cứ hoàn cảnh hay lý do nào, bạn cũng nên từ chối bia rượu sau khi nhổ răng khôn, ít nhất là sau 5 đến 7 ngày, để vết mổ được ổn định. Các chất kích thích này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục vết thương, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cùng nhiều tổn thương nguy hiểm khác.
3. Các loại thức ăn nên ăn sau khi nhổ răng khôn
Để quá trình hồi phục răng lợi sau nhổ răng khôn được diễn ra nhanh chóng, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại thức ăn sau đây.
- Loại thức ăn mềm: Sau vài ngày đầu khi mới nhổ răng khôn, bạn nên lựa chọn các loại thức ăn có tính mềm, dễ nuốt, nhằm hạn chế tối đa sự vận động của cơ hàm. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sữa chua hay các loại nước ép cho các bữa phụ. Những loại thực phẩm này sẽ giúp tránh được những tổn thương không đáng có ở vùng đang bị thương.
- Loại thức ăn lạnh, mát: Sau 2-4 giờ phẫu thuật, bạn có thể ăn các loại thức ăn lạnh để giảm cảm giác phù nề và đau nhức. Ngoài ra, đồ ăn lạnh sẽ làm cho mạch máu co lại, giúp cầm máu hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những loại kem không hạt để tránh sự vận động của nhóm cơ cũng như giảm thiểu sự mắc kẹt và đẩy cục máu đông ra khỏi vết thương.
- Sử dụng đa dạng thực phẩm để có đủ chất dinh dưỡng: Ngoài vấn đề nhổ răng khôn ăn gì và kiêng gì thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau khi nhổ răng cũng là điều được quan tâm. Bạn nên chú trọng hơn vào việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mình, lựa chọn những thực phẩm phù hợp, đa dạng, đủ chất. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa sau khi nhổ để được tư vấn về các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp với người vừa nhổ răng khôn.
Đăng ký khám tại Chuyên khoa Răng – hàm – mặt của Bệnh
viện đa khoa Sông Thương để giúp bạn giải quyết nỗi lo các bệnh về răng miệng.
Để được tư vấn chi tiết, quý khách có thể đăng ký trực
tiếp tại Bệnh viện hoặc liên hệ qua số hotline: 0204 658 0999.
Theo dõi Fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh
chóng:
https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây