Hiện nay, người bệnh có xu hướng tự đi mua thuốc kháng sinh để chữa bệnh tại nhà thay vì đi khám khiến cho bệnh tình kéo dài không khỏi hoặc trở nên nặng hơn. Kháng sinh thường được sử dụng để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó cũng có tác động tiêu cực đến hệ sinh thái vi khuẩn trong đường ruột. Bệnh viêm đại tràng giả mạc là một trường hợp nghiêm trọng do việc sử dụng thuốc kháng sinh tùy ý và không đúng liều lượng.
1. Viêm đại tràng giả mạc là bệnh gì?
Viêm đại tràng giả mạc là một loại bệnh viêm đại tràng, do sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile khi người bệnh sử dụng kháng sinh dài ngày hoặc không theo chỉ định. Khi vi khuẩn này sinh sản, chúng có thể phát hành các độc tố mạnh, gây kích ứng ruột, gây ra các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc.
Viêm đại tràng giả mạc thường xảy ra ở một số đối tượng như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người có tiền sử mắc các bệnh về tiêu hóa, viêm đại tràng. Tuy nhiên bệnh ngày càng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi.
2. Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng giả mạc
Triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có các mức độ từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh thường gặp tình trạng tiêu chảy không kiểm soát kéo dài, đau bụng và có cảm giác mệt mỏi do cơ thể bị mất nước.
Ở mức độ nặng, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
3. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Phình đại tràng nhiễm độc: Do đại tràng hoạt động yếu kém, phân và hơi bị dồn lại gây tắc nghẽn, ứ lại, dẫn đến phình đại tràng và nguy cơ thủng, vỡ, gây nhiễm khuẩn trong khoang ổ bụng.
Suy thận: Tình trạng mất nước nghiêm trọng xảy ra gây suy giảm chức năng của thận, kèm theo các vấn đề tiết niệu như nhiễm trùng đường tiểu, bí tiểu, và tiểu khó.
Sốc nhiễm khuẩn: Vi khuẩn từ đại tràng xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn, gây ra nhiễm trùng máu. Khi một lượng lớn vi khuẩn hoặc độc tố từ vi khuẩn này lưu thông trong máu, cơ thể sẽ không chống lại được tình trạng nhiễm khuẩn, gây ra một loạt các biểu hiện như nhịp tim nhanh, giãy giụa, thở nhanh, mất định hướng, rối loạn vận mạch.
Tử vong: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và có thể xảy ra trong trường hợp viêm đại tràng giả mạc nặng.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
Các phương pháp chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc bao gồm:
Xét nghiệm mẫu phân: Xác định vi khuẩn Clostridium difficile trong mẫu phân để xác định viêm đại tràng giả mạc.
Xét nghiệm máu: Kiểm tra chỉ số cao bất thường của các tế bào máu trắng (bạch cầu) trong máu để phát hiện tình trạng viêm nhiễm
Nội soi đại tràng hoặc soi đại tràng sigma: Sử dụng ống nội soi để kiểm tra bên trong ruột già và tìm kiếm các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc, bao gồm các tổn thương và vết sưng.
Xét nghiệm hình ảnh: Sử dụng các phương pháp hình ảnh như X-quang hoặc quét CT bụng để phát hiện các biến chứng như phình đại tràng hoặc vỡ ruột.
Một số phương pháp điều trị bệnh như:
Ngừng thuốc kháng sinh: ngừng thuốc hoặc chuyển sang một loại kháng sinh khác để điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Cấy ghép phân (FMT): Cấy ghép phân từ người khỏe mạnh hiến tặng để khôi phục lại cân bằng vi khuẩn trong ruột già, thường chỉ áp dụng trong những trường hợp bệnh chuyển biến nặng.
Phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để điều trị các biến chứng như vỡ ruột hoặc viêm phúc mạc.
Vì vậy khi người bệnh gặp phải các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng giả mạc cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh trường hợp các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cũng như cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Hãy liên hệ ngay cho Hotline của BVĐK Sông Thương: 0916.698.115 để được tư vấn và đặt lịch khám.
------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong
ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây