180 lượt xem

VIÊM BỜ MI MẮT: ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Viêm bờ mi là bệnh phổ biến ở mắt, gây kích ứng và sưng tấy, dễ tái phát. Bệnh không được điều trị kịp thời cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị viêm bờ mi như thế nào để tránh tái phát?

VIÊM BỜ MI MẮT: ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?


1. Viêm bờ mi mắt là gì?


Bệnh viêm bờ mi là tình trạng bờ mi mắt bị viêm, xuất hiện cảm giác ngứa, bỏng rát, đỏ và phù. Bệnh gây khó chịu nhiều cho người bệnh, làm mất tập trung, giảm tầm nhìn. Viêm bờ mi ảnh hưởng lên cả hai mắt. Bệnh thường xảy ra khi các tuyến tiết dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn, gây kích ứng và ửng đỏ. Đây là bệnh mạn tính nhưng không gây nguy hiểm đến thị lực và không lây nhiễm.


Tùy thuộc vào vị trí viêm bờ mi mắt, bệnh được chia ra 3 loại viêm bờ mi như sau:

- Viêm bờ mi trước: xảy ra khi mặt trước của mí mắt, nơi lông mi mọc ra khỏi mí mắt, có màu đỏ hoặc sẫm hơn bình thường, sưng, có gỉ trên lông mi.

- Viêm bờ mi sau: loại này xảy ra khi các tuyến Meibomian sản xuất dầu dưới mí mắt bị tắc nghẽn hay tiết ra dầu đặc.

- Viêm bờ mi hỗn hợp: tình trạng vừa bị viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau.


2. Triệu chứng của viêm bờ mi


Người bị viêm bờ mi mắt sẽ có các triệu chứng như: chảy nước mắt, mắt đỏ, cảm giác cộm, nóng hoặc châm chích trong mắt, mí mắt xuất hiện nhờn, ngứa, đỏ, sưng, bong da quanh mắt, lông mi dính vào nhau, chớp mắt thường xuyên, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt…


Ngoài ra, triệu chứng viêm bờ mi cũng cho ta thấy tình trạng viêm đang ở mức độ nào.

- Viêm bờ mi cấp: xuất hiện mụn mủ nhỏ trong các nang lông mi, vỡ ra tạo thành các ổ loét ở mi mắt. Tiết dịch khô, bám chặt ở mi mắt, gây chảy máu khi bóc. Mi mắt có thể bị dính lại sau khi ngủ dậy. Bờ mi bị viêm, loét tái phát nhiều lần có thể gây sẹo ở bờ mi hoặc khiến lông mi mọc ngược.

- Viêm bờ mi mạn tính: kiểm tra mắt sẽ thấy các tuyến Meibomian bị giãn và đặc lại, ấn vào làm các dịch vàng đặc dạng sáp chảy ra. Viêm bờ mi do tăng tiết bã nhờn kèm bất thường của tuyến Meibomian sẽ có triệu chứng như: khô giác mạc, cảm giác có dị vật, cộm, mỏi mắt, nhìn mờ. Viêm bờ mi mạn tính có thể gặp ở người bệnh bị ung thư biểu mô mi mắt.



3. Biến chứng viêm bờ mi ở mắt


Người bị viêm bờ mi nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ để lại một số biến chứng như sau: 

- Các vấn đề về lông mi: viêm bờ mi có thể khiến lông mi bị rụng, mọc bất thường (mọc lệch, ngược) hoặc mất màu.

- Sẹo mắt: viêm bờ mi lâu ngày có thể để lại sẹo ở trên mí mắt hoặc ở cạnh mí mắt.

- Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt: nước mắt bất thường cản trở việc giữ ẩm cho mi mắt, làm khô mắt.

- Lẹo mắt: là bệnh nhiễm trùng, phát triển gần gốc lông mi. Viêm bờ mí mắt gây viêm tới các tuyến Meibomian phát triển thành lẹo.

- Chắp: viêm bờ mi mắt cũng làm cho các tuyến Meibomian bị tắc nghẽn gây tình trạng viêm lộ tuyến, sưng, đỏ và hình thành chắp mắt.

- Đau mắt đỏ mạn tính: viêm bờ mi có thể dẫn đến các cơn đau mắt đỏ tái phát thường xuyên.

- Tổn thương giác mạc: mi mắt bị viêm hay lông mi mọc lệch gây kích ứng liên tục ở mắt có thẻ gây ra vết loét trên giác mạc. Không có đủ nước mắt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.


4. Cách điều trị viêm bờ mi hiệu quả


Khi có triệu chứng bất thường về mắt, người bệnh cần đến chuyên khoa mắt để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị kịp thời.


Điều trị viêm bờ mi không dùng thuốc

- Chườm ấm: Dùng gạc hoặc khăn sạch để chườm ấm lên mắt khoảng 10 – 15 phút, 2 – 4 lần/ngày. 

- Massage mi mắt: Thực hiện sau bước chườm ấm. Dùng đầu ngón tay sạch để massage nhẹ nhàng bờ mi mắt về phía mắt theo chuyển động hình tròn.

- Bổ sung omega-3: giúp các tuyến trong mắt hoạt động tốt hơn. Có thể bổ sung omega-3 từ những thực phẩm như: cá hồi, mỡ cá, hạt lanh, cá thu, cá trích, cá mòi, hàu…

- Tẩy tế bào chết cho mắt: tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho mắt giúp làm sạch bụi bẩn ở trên lông mi và số lượng vi khuẩn có trên mi mắt.

- Tránh trang điểm mắt: để giảm kích ứng, không trang điểm mắt cho đến khi kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm.


Điều trị bằng cách dùng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong việc điều trị viêm bờ mi: 

- Thuốc kháng viêm: có thể dùng dạng mỡ như erythromycin, azithromycin… hoặc sử dụng bằng đường uống như: doxycyclin, tetracycline,… 

- Thuốc kháng virus như: acyclovir, famciclovir, valacyclovir,…

- Các thuốc corticoid: thuốc này cần sử dụng theo đơn của bác sĩ.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị viêm bờ mi cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. 


Có thể tránh những yếu tố nguy cơ gây viêm bờ mi bằng những cách sau:

- Giữ tay, mặt và da đầu sạch sẽ.

- Không chạm vào mắt, không dùng tay dụi mắt.

- Tẩy trang mắt sạch trước khi đi ngủ.

- Lau sạch nước mắt hoặc thuốc nhỏ mắt dư và dính ở mi mắt bằng khăn giấy sạch.

- Hạn chế đeo kính áp tròng, vệ sinh tay và kính sạch trước khi đeo.

- Thay đổi đồ trang điểm mắt như bút kẻ mắt, bóng mắt, mascara khi sử dụng thời gian dài.


Đăng ký thăm khám mắt tại chuyên khoa Mắt – BVĐK Sông Thương ngay khi có triệu chứng bất thường ở mắt để tránh những biến chứng nguy hiểm, gây suy giảm thị lực. 


Khoa Mắt – BVĐK Sông Thương – địa chỉ uy tín trong việc khám và điều trị các bệnh về mắt với:

- Đội ngũ y bác sĩ nhãn khoa hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề;

- Trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài;

- Quy trình thăm khám khoa học, tiết kiệm thời gian cho người bệnh;

- Áp dụng linh hoạt BHYT để tiết kiệm tối đa chi phí cho khách hàng.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider