Mụn là tình trạng về da khá phổ biến ở các đối tượng thanh thiếu niên với đặc trưng các nốt có kích thước khác nhau trên các khu vực như mặt, lưng, ngực, cổ, cằm, mông và bả vai. Các nốt mụn có thể khác nhau về hình thức, từ những nốt sưng đỏ, có thể đau và ngứa, đến các nốt chứa mủ hoặc các nốt cứng. Nguyên nhân chính gây ra mụn thường là do sự thay đổi nội tiết tố, tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn. Mụn có thể được phân loại dựa trên đặc điểm và mức độ nghiêm trọng của chúng, bao gồm mụn trứng cá thông thường, mụn đỏ, mụn ẩn, mụn bọc, mụn cám, mụn đầu đen, mụn mủ và mụn viêm. Những loại mụn này có sự khác biệt về hình dáng, mức độ viêm nhiễm và sự phản ứng của da.
Mụn mọc ở trán
Mụn xuất hiện trên trán có thể phản ánh một số vấn đề về sức khỏe hoặc thói quen sinh hoạt. Thường thì, tình trạng mụn ở khu vực này có thể liên quan đến việc vệ sinh da không đầy đủ hoặc sự tích tụ của dầu từ sản phẩm tạo kiểu tóc, như sáp hoặc gel, có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Ngoài ra, mụn ở trán cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến da đầu, như gàu hoặc nấm, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng sản phẩm chăm sóc da đầu có thành phần gây kích ứng.
Xét về khía cạnh bệnh lý, mụn ở trán có thể liên quan đến chức năng của hệ tiêu hóa, bao gồm các vấn đề với bàng quang hoặc ruột, do tích tụ độc tố trong cơ thể. Căng thẳng, mệt mỏi và stress cũng thường được coi là nguyên nhân chính gây ra mụn ở khu vực này, bởi vì chúng có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của làn da.
Mụn mọc ở má
Nếu mụn nổi lên ở má trái có thể liên quan đến chức năng của gan. Khả năng thải độc gan có thể đang gặp vấn đề dẫn đến sự tích tụ độc tố gây mun. Ngược lại, nếu mụn tập trung ở má phải, có thể là dấu hiệu của các vấn đề về phổi. Mụn xuất hiện ở má phải có thể do bạn thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất ô nhiễm.
Ngoài ra, mụn trên má xuất hiện có thể do tiếp xúc với bụi bẩn, thói quen chạm tay lên mặt, hoặc sử dụng khẩu trang nhiều lần. Những thói quen này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây mụn.
Mụn mọc ở cằm
Mụn xuất hiện ở cằm thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp phải các vấn đề như:
Rối loạn nội tiết tố: là kết quả của các giai đoạn thay đổi hormone như kinh nguyệt, sau khi sinh con, hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Do đó, trong một số trường hợp khi bạn đến kỳ kinh nguyệt, mụn có thể mọc nhiều ở cằm.
Thói quen chống cằm: khá phổ biến và không dễ bỏ ở nhiều người. Việc thường xuyên chạm tay vào cằm tạo sẽ điều kiện cho vi khuẩn từ tay lan truyền lên da mặt, dẫn đến sự xuất hiện của mụn.
Mụn mọc quanh miệng
Không vệ sinh miệng sạch sẽ sau khi ăn, không tẩy trang đúng cách sau khi sử dụng mỹ phẩm có thể gây bít tắc, kích ứng da dẫn đến nổi mụn.
Xét về mặt khác, mụn quanh miệng có thể báo hiệu các vấn đề về dạ dày, ruột già, ruột non, hoặc bạn đang có chế độ ăn uống không lành mạnh chứa nhiều chất béo và đồ cay nóng. Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém, độc tố tích tụ trong cơ thể và gây ra mụn.
Mụn đinh râu là mụn thường xuất hiện ở khu vực quanh miệng, có thể do chức năng của ruột và gan gặp trục trặc. Mụn đinh râu nên được xử lý đúng cách tại các cơ sở y tế hoặc spa uy tín, tránh trường hợp tự nặn mụn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
Những biến chứng do mụn gây ra
Mụn không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Một trong những biến chứng phổ biến nhất là sẹo mụn, bao gồm sẹo lõm, sẹo rỗ, hoặc sẹo lồi, làm thay đổi kết cấu da. Không chỉ thế, khi vùng da bị tổn thương sau khi lành lại có thể để lại những vết thâm đen hoặc nâu, gây mất thẩm mỹ.
Rất nhiều người có thói quen tự nặn mụn mà không biết rằng nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến cho tình trạng mụn càng lây lan và nghiêm trọng hơn, gây sưng tấy, đau đớn. Khi đó, tâm lý của người bị mụn có thể bị ảnh hưởng nặng nề, giảm tự tin, dẫn đến căng thẳng, lo âu.
Ngoài ra, mụn không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách ngay từ đầu sẽ khiến cho việc điều trị mụn trở nên khó khăn hơn theo thời gian. Sau khi điều trị mụn xong mà lại tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng sắc tố da, vùng da bị mụn trở nên tối màu hơn.
Do đó, chăm sóc da đúng cách và điều trị mụn kịp thời là rất quan trọng, nếu tình trạng mụn của bạn đang trở nên nghiêm trọng hãy đến các phòng khám Da liễu của để giải quyết triệt để tận gốc các vấn đề về mụn.
Bác sĩ Trần Thị Dung - chuyên khoa Da liễu tại BVĐK Sông Thương, với chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình điều trị mụn. Liên hệ tới Hotline: 0916.698.115 để đặt lịch khám hoặc tư vấn miễn phí.
------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong
ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây