Viêm dạ dày - tá tràng là một bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phân bổ đều ở nam và nữ. Trong giai đoạn bệnh mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị được hoàn toàn. Tuy nhiên, khi để bệnh viêm dạ dày – tá tràng sang giai đoạn mạn tính hoặc có biến chứng, thì việc chữa trị căn bệnh này sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hiểu biết rõ về bệnh viêm dạ dày – tá tràng là một trong những điều cần thiết để phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
1. Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu người bệnh không phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa để điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do mất máu.
Bệnh có thể được chia thành 2 loại là viêm dạ dày – tá tràng cấp và mạn:
- Viêm dạ dày – tá tràng cấp: khởi phát nhanh, diễn tiến nhanh chóng, ít để lại di chứng.
- Viêm dạ dày – tá tràng mạn: tổn thương có tính chất kéo dài và tiến triển chậm, biểu hiện triệu chứng không đặc hiệu, có thể tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Cuối cùng, có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày.
2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày người. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm khi sử dụng lâu có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và viêm loét dạ dày.
- Stress: Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương gây viêm loét dạ dày.
- Ăn uống và sinh hoạt: Việc ăn uống không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, uống quá nhiều rượu dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày.
- Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất ...
3. Các triệu chứng viêm loét dạ dày
- Đau bụng vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. Cơn đau xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn, chủ yếu do nguyên nhân viêm loét dạ dày gây đau.
- Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.
4. Phòng ngừa viêm dạ dày - tá tràng
- Không lạm dụng hoặc hạn chế rượu bia
- Luôn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng các loại thuốc khác với chỉ định
- Hạn chế các thức ăn quá cay nóng
- Chú ý vệ sinh trong ăn uống.
Đăng ký thăm khám và Nội soi dạ dày, tá tràng tại Bệnh viện đa khoa Sông Thương để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả. Nếu để bệnh nặng, tiến triển thành mạn tính sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn và kéo dài. Điều trị triệt để bệnh viêm loét dạ dày giúp người bệnh phòng tránh được biến chứng xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày, đều là những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong.
Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.
-------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BenhvienSongThuong
Ngọc Lan
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây