469 lượt xem

Đục Thủy Tinh Thể Ở Người Trẻ Tuổi - Có Hay Không?

Đục thủy tinh thể hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Đây không còn là vấn đề sức khỏe của riêng người già nữa. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh lý này theo thống kê hiện đã chiếm đến 30%. Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ môi trường sống bị ô nhiễm cùng lối sống chủ quan và ý thức kém trong chăm sóc mắt của người trẻ tuổi khiến cho bệnh ngày càng phổ biến.

Đục Thủy Tinh Thể Ở Người Trẻ Tuổi - Có Hay Không?

Triệu chứng đục thủy tinh thể ở người trẻ


Đục thủy tinh thể ở người trẻ là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi vì nhiều tác động gây hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ ngoài môi trường sống mang đến. Chúng thúc đẩy quá trình lão hóa sớm của mắt, khiến cho thủy tinh thể ở người trẻ bị đục ngày càng nhiều.


Đục thủy tinh thể hiện đang là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới. Một điều nguy hiểm ở bệnh lý này là ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi bệnh gia tăng cấp độ nặng, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng, người bệnh mới nhận ra và đi khám. Đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi thường được phát hiện ở giai đoạn tiến triển bởi một số triệu chứng điển hình sau:


  • • Suy giảm thị lực: Mắt nhìn mờ đi giống như tấm kính trong suốt bị màn sương mờ bao phủ vậy.
  • • Mắt trở nên nhạy cảm: Gặp ánh sáng mắt bị chói, lóa, thường xuyên nhức mỏi mắt, không kiểm soát được nước mắt tự nhiên chảy ra.
  • • Điều tiết kém: Trong môi trường thiếu ánh sáng mắt điều tiết yếu, không nhìn rõ, quáng gà
  • • Song thị: Nhìn một vật thành 2 thậm chí là nhiều hình.
  • • Rối loạn màu sắc: Nhìn cảnh vật bị đổi màu, hình ảnh bị vàng hóa, tối đi.
  • • Lóa mắt: Thấy quầng sáng xuất hiện quanh bóng đèn hay ngọn lửa.
  • • Dấu hiệu bất thường khác: Xuất hiện ruồi bay trước mắt, chấm đen, mảng đen lơ lửng như đám mây.


Xu hướng đục thủy tinh thể ở người trẻ là do đâu ?


Đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi cấu thành chủ yếu từ lối sống thiếu khoa học, chủ quan và tác động từ môi trường ô nhiễm. Thời đại công nghiệp phát triển cùng những biến đổi thời tiết khiến môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Và lối sống buông thả của những người trẻ với các thói quen xấu như: Hút thuốc, lạm dụng chất kích thích gây hại, chủ quan trong lao động không sử dụng kính bảo vệ mắt và không chăm sóc, vệ sinh mắt tốt ...


1. Do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử


Các thiết bị điện tử như: Máy tính, điện thoại, TV phát ra ánh sáng xanh rất hại cho mắt. Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam, trung bình một ngày mỗi người trẻ dành khoảng 8h cho việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Con số này cao hơn tới 3 lần khuyến cáo của WHO.


Việc lạm dụng quá nhiều các thiết bị có nguồn ánh sáng xanh nguy hại này khiến thị lực của những người trẻ bị suy giảm nhanh chóng. Hệ quả là các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể ngày càng gia tăng mức độ trẻ hóa.


2. Do căng thẳng thần kinh


Áp lực công việc, học tập, cuộc sống khiến những người trẻ tuổi phải hoạt động liên tục, thức khuya, dậy sớm, cơ thể không được nghỉ ngơi đủ. Cửa sổ tâm hồn của chúng ta theo đó cũng phải hoạt động quá sức theo, điều tiết nhiều lâu dần sẽ suy yếu.


Làm việc quá nhiều, áp lực lớn có thể khiến các dây thần kinh thị giác chịu thương tổn theo, lâu dần khiến thị lực suy giảm. Mắt không được nghỉ ngơi đủ, quá trình hoạt động kém đi, ảnh hưởng đến trao đổi chất, dễ dẫn đến các bệnh lý về mắt, trong đó có đục thủy tinh thể.


3. Do môi trường ô nhiễm


Thời đại công nghiệp hóa phát triển, khí thải, khói bụi, ô nhiễm ngày càng dày đặc trong không khí khiến thị lực ảnh hưởng nhiều do mắt bị già hóa đi. Cùng với đó là tia cực tím từ mặt trời ngày càng nguy hại do sự suy thoái của tầng ozon, biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của Mỹ, tia cực tím có trong mặt trời chiếm đến 65% nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở mắt.


4. Do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng


Chế độ độ ăn uống không lành mạnh, giới trẻ thời nay thường quen “sống vội”, ưa thích thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, dầu mỡ cùng các chất bảo quản không tốt. rau xanh cùng hoa quả thường không được ưa chuộng trong thực đơn hàng ngày.


Thói quen ăn uống thiếu hụt dưỡng chất này lâu dần dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng, không cung cấp đủ các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho mắt. Từ đó gây hại đến protein và các enzyme của mắt, cấu thành bệnh lý đục thủy tinh thể.


5. Do lạm dụng các chất kích thích


Việc lạm dụng quá nhiều các chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê, thuốc lá… dễ tác động mạnh đến tinh thần, ảnh hưởng rất nhiều đến các dây thần kinh thị giác. Uống nhiều rượu, bia sẽ tích tụ nồng độ cồn trong máu, không đào thải kịp gây ra ngộ độc thần kinh thị giác, hình thành các bệnh lý về mắt.


Những người hút thuốc lá, tỷ lệ bị đục thủy tinh thể cao gấp 2- 3 lần người bình thường. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Thuốc lá sản sinh các gốc tự do gây hại cho cơ thể và đôi mắt của chúng ta, nhưng giới trẻ hiện nay thường lạm dụng rất nhiều khiến nguy cơ đục thủy tinh thể tăng cao.


6. Thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh


Đục thủy tinh thể cũng có thể là biến chứng của một số bệnh mãn tính khác như: Tiểu đường, cao huyết áp, các bệnh lý khác về mắt như khô mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào… phải sử dụng đến thuốc kháng viêm mạnh corticoid, kháng sinh, chống dị ứng… trong một thời gian dài.


Một điều đáng quan ngại ở nhiều người trẻ là khi thấy mắt có các dấu hiệu bất thường lại tự xử lý y tế tại nhà, mua các loại thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng viêm corticoid về sử dụng. Dùng một lần thấy đỡ, lần sau lại cứ thế lạm dụng nhiều mà không hề biết nguy cơ tiềm ẩn của nhóm thuốc này có thể khiến mắt đẩy nhanh quá trình đục thủy tinh thể.


7. Do chấn thương


Những người trẻ trong quá trình hoạt động hàng ngày không may bị các chấn thương khác ở mắt như: tai nạn, va đập hay từng phẫu thuật mắt… Quá trình chăm sóc, phục hồi sau đó không được đảm bảo, hệ quả người bệnh có thể bị biến chứng đục thủy tinh thể. Bệnh lý này có thể xuất hiện ngay sau chấn thương đó nhưng cũng có thể sau nhiều năm mới thấy.


8. Do làm việc trong môi trường đặc thù


Những người làm việc trong môi trường đặc thù, phải tiếp xúc với ánh sáng ở cường độ lớn như: Cơ khí, hàn xì, dầu khí, khai thác mỏ… Nơi đây có bức xạ ion hóa lớn nhưng lại không trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, kính mắt phòng hộ dễ gây ra các bệnh về mắt như đục đục thủy tinh thể.


Tại Việt Nam, năm 2016 đã bổ sung bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm.


-->> Bệnh lý đục thủy tinh thể ở người trẻ nếu phát hiện sớm, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng cách có thể giúp bệnh được kiểm soát tốt, thị lực phục hồi. Liên hệ ngay Bệnh viện đa khoa Sông Thương để được tư vấn và điều trị kịp thời.


Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.

-------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BenhvienSongThuong

Hoài Thu

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider