86 lượt xem

Tật khúc xạ ở trẻ em và cách phòng tránh

Lối sống hiện đại cùng với việc sử dụng các phương tiện điện tử, cường độ học tập cao ngày càng làm gia tăng tỉ lệ mắc các tật khúc xạ ở trẻ em.

Tật khúc xạ ở trẻ em và cách phòng tránh


1. Một số tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em


Tật khúc xạ là những rối loạn gây ảnh hưởng xấu tới thị lực, dẫn đến suy giảm thị lực khi mắc phải. Các loại tật khúc xạ thường gặp ở học sinh bao gồm:


- Cận thị: đây là loại tật khúc xạ phổ biến, chiếm tới hơn 40% tỷ lệ mắc phải ở trẻ em. Khi mắc cận thị, mắt chỉ thấy rõ những vật ở gần và không nhìn rõ những vật ở xa.

- Viễn thị: có triệu chứng ngược lại với cận thị, trẻ sẽ nhìn rõ những vật xa nhưng không thấy rõ hoặc thấy mờ những vật ở gần.

- Loạn thị: thường đi kèm cận thị hoặc viễn thị. Người bị loạn thị thường thấy hình ảnh nhòe mờ, không rõ ràng bất kể vật ở xa hay gần.

- Nhược thị: là tình trạng thị lực kém ở một hoặc hai bên mắt. Nhược thị gây giảm thị lực và thường gặp ở trẻ em (tỷ lệ từ 1 – 4%).


2. Nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ


Tật khúc xạ ở trẻ thường xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chính: do các yếu tố bẩm sinh và các tác nhân đến từ bên ngoài.


2.1. Nguyên nhân bẩm sinh


Như đã nói ở trên, loạn thị và viễn thị phần lớn đều đến từ những nguyên do bẩm sinh. Thường là do yếu tố di truyền trong gia đình và một phần do sự sai lạc phát triển xảy ra ở thời kỳ phôi thai và thời kỳ phát triển tích cực ở trẻ. Những rối loạn này dẫn đến những bất thường ở những thành phần cấu tạo nhãn cầu như: độ cong giác mạc, độ sâu tiền phòng,…


2.2. Nguyên nhân môi trường


Phần lớn trẻ mắc phải tật khúc xạ trong quá trình học tập, thói quen sinh hoạt như:


– Ngồi sai tư thế trong thời gian dài, bàn ghế ngồi học không phù hợp.

– Nhìn gần liên tục và học tập ở môi trường thiếu ánh sáng.

– Sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Việc tiếp xúc các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ gây hại cho mắt. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ phá hủy các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các tật khúc xạ ở trẻ.


Ngoài ra, chế độ học tập quá căng thẳng, tập trung quá lâu không cho mắt nghỉ ngơi, điều tiết có thể ảnh hưởng đến mắt và gây nên các tật khúc xạ. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không đủ chất, thiếu vitamin và vi chất sẽ khiến mắt bị suy yếu.


3. Cách phòng tránh các tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường


Trước hết để phòng tránh các tật khúc xạ ở trẻ, cha mẹ cần giúp trẻ thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh ảnh hưởng đến thị lực. Cụ thể như sau:


– Cải thiện môi trường học tập đảm bảo đủ ánh sáng. Cha mẹ nên dùng đèn dây tóc có chụp phản chiếu, hướng ánh sáng từ phía trước mặt hoặc đối diện với tay cầm bút. Góc học tập nên được bố trí gần cửa sổ.

– Cần tập cho con ngồi học đúng tư thế, bàn học của trẻ điều chỉnh khoảng cách tầm 50 đến 60cm.

– Cân đối giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi để mắt trẻ được thư giãn. Khi học, cứ 1 giờ phải nghỉ 10 đến 15 phút.

– Kiểm soát thời gian trẻ sử dụng thiết bị thông minh, tránh để sử dụng trong một thời gian dài.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A và kẽm.

– Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần, nhất là với những người đã mắc các tật khúc xạ.


Tật khúc xạ ở trẻ em nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thị lực ở trẻ. Để được thăm khám và điều trị tật khúc xạ an toàn đối với trẻ nhỏ, hãy đến Bệnh viện Đa khoa Sông Thương để được chẩn đoán và điều trị.


----

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến