59 lượt xem

TĂNG NHÃN ÁP – NGUY CƠ GÂY MÙ LÒA VĨNH VIỄN

Tăng nhãn áp là căn bệnh nguy hiểm thứ hai có thể dẫn đến mù lòa chỉ sau đục thủy tinh thể. Bệnh có thể làm suy giảm thị lực dần dần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

TĂNG NHÃN ÁP – NGUY CƠ GÂY MÙ LÒA VĨNH VIỄN


1. Tăng nhãn áp là bệnh gì?


Tăng nhãn áp (hay còn gọi là tăng áp lực nội nhãn – IOP) là hiện tượng áp lực cao hơn mức bình thường do không thoát được thủy dịch: Mắt liên tục tạo ra một chất lỏng trong suốt (thủy dịch), chảy phía trước mắt và sau đó thoát ra. Đối với mắt thông thường, thủy dịch tạo ra bằng với lượng dịch thoát ra. Mắt của người có thủy dịch không thoát ra kịp thời sẽ xuất hiện tình trạng tăng nhãn áp.

Áp suất mắt bình thường là từ 11 đến 21 mmHg (viết là mmHg). Đây là loại đơn vị đo lường được sử dụng khi đo huyết áp của bạn. Nếu áp lực đồng tử của bạn cao hơn 21 mmHg ở 1 hoặc cả 2 mắt trong hai hoặc nhiều lần khám bác sĩ Chuyên khoa Mắt thì bạn có thể đã bị tăng nhãn áp.


Tăng nhãn áp 2 bên xảy ra ở cả 2 mắt. Tăng nhãn áp 1 bên có nghĩa là áp lực nội nhãn cao chỉ ở một mắt.

Tăng nhãn áp có thể dẫn đến bệnh Glocom (Thiên đầu thống). Bệnh Glocom xảy ra khi áp lực trong mắt cao gây tổn thương đến dây thần kinh thị giác. Những dây thần kinh này ở cả hai mắt nối trực tiếp với não và truyền tín hiệu điện tử giúp não hình dung hình ảnh. Nếu bạn bị bệnh Glocom mà không được điều trị, bạn có thể mất thị lực.


2. Đối tượng có nguy cơ cao bị tăng nhãn áp


Những đối tượng nguy cơ bị tăng nhãn áp và phát triển bệnh Glocom (Thiên đầu thống) bao gồm:

- Người bị cao huyết áp và hạ huyết áp;

- Người mắc bệnh đái tháo đường;

- Cận thị nặng;

- Giác mạc trung tâm mỏng;

- Chảy máu ở đầu dây thần kinh thị giác;

- Hội chứng phân tán sắc tố: Tình trạng này có nghĩa là sắc tố từ mống mắt của bạn bong ra (mống mắt là phần có màu của mắt). Những hạt này có thể chặn hệ thống thoát thủy dịch của mắt;

- Hội chứng giả tróc bao (PXF): Trong trường hợp này, các hạt protein tích tụ trong các cơ quan, bao gồm cả mắt.


Những yếu tố nguy cơ khác gây tăng nhãn áp mắt/ Glocom bao gồm:


- Người trên 40 tuổi;

- Người có tiền sử gia đình về tăng nhãn áp hoặc Glocom;

- Sử dụng thuốc steroid trong thời gian dài;

- Từng bị chấn thương hoặc phẫu thuật mắt trước đó.


3. Dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp


Tăng nhãn áp có một số dấu hiệu nhận biết chính là:

- Giảm tầm nhìn ngoại vi (thấy mờ các góc);

- Đau mắt và đau đầu;

- Thấy quầng sáng quanh nguồn sáng;

- Mất thị lực đột ngột.


Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ rõ ràng khi tăng nhãn áp đã ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn sớm, bệnh lý nhãn khoa này thường không có biểu hiện rõ ràng.


Bệnh tăng nhãn áp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Bên cạnh việc ảnh hưởng tới sức khỏe và thị lực của đôi mắt, bệnh tăng nhãn áp còn có thể gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mắt luôn trong tình trạng mờ, đục, chói mắt, mỏi mắt,…sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi tham gia các bộ môn thể thao, tham gia giao thông, làm việc, học tập, sinh hoạt cá nhân,…


4. Điều trị tăng nhãn áp như thế nào?


Tăng nhãn áp không thể điều trị dứt điểm những có thể kiểm soát. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để điều trị bệnh này.


- Thuốc nhỏ: Sử dụng thuốc nhỏ là phương pháp điều trị đầu tiên và phổ biến nhất. Thuốc nhỏ có thể giúp giảm áp lực nhãn cầu bằng cách cải thiện thoát dịch hoặc giảm sản xuất dịch mắt.

- Thuốc uống: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống để kiểm soát áp lực nhãn cầu, đặc biệt nếu thuốc nhỏ không hiệu quả.

- Phẫu thuật laser: Phương pháp này sử dụng laser để mở rộng kênh thoát dịch, giúp dịch mắt lưu thông tốt hơn, từ đó giảm áp lực nhãn cầu.

- Phẫu thuật truyền thống: Nếu thuốc và phẫu thuật laser không hiệu quả, phẫu thuật truyền thống có thể được thực hiện để tạo ra một lối thoát mới cho dịch mắt.

- Cấy ghép van thoát dịch: Đây là một kỹ thuật khác, trong đó một thiết bị nhỏ được cấy vào mắt để giúp dịch mắt thoát ra ngoài.


Lựa chọn điều trị tăng nhãn áp bằng phương pháp nào phụ thuộc loại và mức độ tăng nhãn áp. Mỗi người bệnh có một kế hoạch điều trị riêng. Vì vậy, thăm khám mắt định kỳ chính là biện pháp duy nhất để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của bạn. 


Đăng ký thăm khám với bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương để được phát hiện và điều trị TĂNG NHÃN ÁP ngay từ giai đoạn đầu với đầy đủ các danh mục: 


- Thử thị lực để kiểm tra và đánh giá khả năng nhìn tối đa;

- Khám mắt bằng máy sinh hiển vi;

- Đo khúc xạ để phát hiện tật khúc xạ;

- Đo nhãn áp nhằm phát hiện bệnh lý Glocom;

- Siêu âm mắt để phát hiện bệnh lý ở dịch kính, võng mạc;

- Chụp đáy mắt không huỳnh quang phát hiện bệnh lý ở võng mạc;

- Chụp OCT bán phần sau để phát hiện một cách chi tiết bệnh lý Glocom.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider