Trong những năm gần đây, sự trở lại của bệnh sởi đã gây ra những đợt dịch mạnh mẽ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những khu vực chưa tiếp cận được chương trình tiêm chủng đầy đủ. Dù đã có vắc-xin phòng sởi từ những năm 1960, việc kiểm soát và loại bỏ hoàn toàn bệnh này vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn.
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi (thuộc Họ Paramyxoviridae) gây ra, thường tồn tại rất lâu trong khoảng 2 giờ ở môi trường bên ngoài. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Virus sởi thường lây lan qua những giọt nước bắn ra từ mũi hoặc miệng của người bệnh khi ho hoặc hắt hơi.
Một số triệu chứng thường thấy của bệnh sởi:
- Sốt cao là triệu chứng đầu tiên của bệnh sởi, thường ở mức 38-39 độ và sốt liên tục.
- Mắt trở nên đỏ, sưng, có thể có cảm giác cay và nhức mắt.
- Ho khan, đau họng, sổ mũi, chảy nước mũi có thể xuất hiện sau khi các triệu chứng khác đã phát triển.
- Các nốt phát ban phát triển từ phía sau tai và lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Ban đầu, có thể là các đốm nhỏ, màu hồng, mọc kết dính thành từng chùm, khi hết sẽ để lại các vết thâm
Các giai đoạn của bệnh:
Giai đoạn ủ bệnh: 5- 20 ngày, thường không có triệu chứng, dễ lây truyền từ người bệnh sang người không bị bệnh
Giai đoạn khởi phát: 3- 4 ngày, triệu chứng sốt, mệt mỏi, đường hô hấp, đường tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn), sợ ánh sáng. Các hạt Koplik (chấm nhỏ khoảng 1 mm màu trắng) ở 2 bên niêm mạc má, lan rộng và tồn tại trong khoảng 12-72 giờ.
Giai đoạn toàn phát: các nốt phát ban mọc dần từ sau tai ra mặt và khắp người, 6-7 ngày sau đó nhạt dần, có thể có các triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Giai đoạn nuôi bệnh: 1- 2 tuần, triệu chứng giảm dần, cơ thể dần trở lại ổn định
Hầu hết các trường hợp bệnh sởi tự phục hồi và không gây ra các vấn đề về lâu dài, nhưng có những trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng đáng lo ngại như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, thanh phế quản, viêm não, viêm tai giữa
Sởi là bệnh nguy hiểm, tính chất lan truyền nhanh, không có thuốc điều trị vì vậy những biện pháp phòng ngừa là yếu tố cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của bệnh:
- Tiêm Vaccine: Tiêm vaccine phòng sởi là biện pháp phòng ngừa chính.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh sởi.
- Tránh tiếp xúc: Không tiếp xúc gần với những người có triệu chứng của bệnh sởi, đặc biệt là trong giai đoạn phát ban.
- Phòng chống lây lan: Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có triệu chứng của bệnh sởi, hãy thực hiện các ly cho đến khi không còn có nguy cơ lây nhiễm.
- Hỗ trợ miễn dịch: Duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn.
Thông thường mọi người có thể tự điều trị cho con em tại nhà tuy nhiên khi gặp các trường hợp sau cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời:
- Sốt cao liên tục trên 39- 40 độ
- Khó thở, thở nhanh
- Mệt mỏi, không ăn uống, mất nước
- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt
Hãy liên hệ đến hotline của BVĐK Sông Thương: 0916.698.115 để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu bạn và người thân đang gặp phải các triệu chứng trên.
------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong
ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây