Theo thống kê, số người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP lên tới 60-70%, là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Chính vì vậy, việc xét nghiệm vi khuẩn HP là cần thiết để xác định người bệnh có hay không nhiễm loại vi khuẩn này nhằm có hướng theo dõi, điều trị thích hợp.
1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP và xét nghiệm vi khuẩn HP
Vi khuẩn Helicobacter Pylori hay thường gọi tắt là vi khuẩn HP, là một loại vi khuẩn gây nên 90% các bệnh lý đường tiêu hóa. Mặc dù số người mắc vi khuẩn HP chiếm tỷ lệ cao nhưng không phải ai bị bệnh lý dạ dày – tá tràng cũng có vi khuẩn HP.
Xét nghiệm vi khuẩn HP (test HP) là một phương pháp giúp kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) bên trong đường tiêu hóa. Xét nghiệm sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng,… có phải do vi khuẩn HP gây ra hay không. Từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh.
2. Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Thông thường, khi mới nhiễm vi khuẩn HP không gây ra một triệu chứng cụ thể nào. Chỉ đến khi các hiện tượng viêm, loét dạ dày – đại tràng xuất hiện, các biểu hiện cụ thể mới xuất hiện.
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP rõ nét nhất lúc này chính là tình trạng đau bụng âm ỉ, khó chịu. Cụ thể:
- Đau, rát bụng trên, nhất là khi đói;
- Buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng mới ngủ dậy;
- Ợ chua, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu;
- Mệt mỏi, thiếu cân, thiếu máu, thiếu sắt.
3. Con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có tính lây nhiễm cao qua nhiều con đường. Chủ yếu là do tiếp xúc đường miệng – miệng, đường phân – miệng, đường dạ dày – miệng và đường dạ dày – dạ dày.
- Qua đường miệng – miệng: Con đường lây nhiễm có thể là do hôn trực tiếp, dùng chung bàn chải đánh răng, bát đũa, hành động nhai mớm.
- Qua đường phân – miệng: Do người bệnh đi vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn dính vào tay và đi vào miệng khi cầm nắm thức ăn.
- Đường dạ dày – miệng: Hiện tượng người bệnh bị ợ chua, dịch dạ dày sẽ trào ra miệng.
- Đường dạ dày – dạ dày: Con đường lây nhiễm xuất phát từ việc đi khám nội soi, khi các dụng cụ y tế không được khử trùng, diệt khuẩn, vi khuẩn sẽ bám vào đầu ống nội soi và đi vào cơ thể người không mang vi khuẩn HP.
4. Đối tượng cần chủ động làm xét nghiệm vi khuẩn HP
Trên thực tế không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng đều bị viêm loét, tổn thương dạ dày, nhiều trường hợp vi khuẩn này cùng hoạt động và giúp dạ dày tiêu diệt tác nhân gây bệnh khác.
Do đó, bạn nên chủ động thực hiện xét nghiệm HP nếu bạn thuộc 1 trong các nhóm đối tượng sau đây:
- Người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng, đã từng điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi hoặc có u lympho liên quan niêm mạc đường tiêu hóa.
- Người bệnh thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Người bệnh có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày.
- Người bệnh sử dụng aspirin hoặc NSAID điều trị trong thời gian dài.
- Người bị khó tiêu.
Hiện nay, có 2 phương pháp test HP đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương, đó là:
- Test HP qua máu
- Test HP qua nội soi dạ dày
Đăng ký thăm khám các bệnh lý về tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương để được hưởng trọn bộ lợi ích:
- Nội soi êm ái, không đau đớn bởi đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm,
- Nhanh chóng, an toàn, có thể nội soi dạ dày, đại tràng cùng lúc, xử lý polyp ngay khi phát hiện;
- Chính xác, hiệu quả nhờ thiết bị công nghệ hiện đại.
- Tư vấn hướng điều trị phù hợp cho người bệnh khi phát hiện bệnh.
Liên hệ ngay Hotline: 0916 698 115 để đặt lịch khám nhanh chóng và tiện lợi.
------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong
ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây