167 lượt xem

NHỮNG XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là bệnh lý nội tiết mạn tính. Do vậy, việc phát hiện sớm để kiểm soát bệnh hiệu quả là rất cần thiết. Vậy xét nghiệm đái tháo đường gồm những gì và cần lưu ý điều gì?

NHỮNG XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG


1. Thông tin chung về đái tháo đường


Bệnh đái tháo đường là tình trạng cơ thể không có đủ insulin hoặc cơ thể sản sinh kháng thể chống lại insulin gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Có thể chia bệnh thành 3 loại đó là:


- Đái tháo đường type 1: Là những trường hợp người bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy giảm tiết insulin hoặc không sản sinh ra loại hormone này.

- Đái tháo đường type 2: Insulin vẫn được sản xuất nhưng không đủ hoặc insulin được sản xuất đầy đủ nhưng cơ thể tồn tại kháng thể kháng insulin.

- Đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng bệnh xảy ra trong giai đoạn mang thai và trước đó thai phụ chưa từng mắc các loại đái tháo đường kể trên.


Triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường


+ Đi tiểu thường xuyên: Do lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao nên thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải lượng đường dư thừa ra ngoài.

+ Hay khát nước: Người bệnh có biểu hiện khát nước liên tục. Chẳng hạn, người bình thường chỉ có nhu cầu uống 2 lít nước mỗi ngày, nhưng ở người bệnh mắc bệnh đái tháo đường thì nhu cầu bổ sung nước của họ có thể là trên 4 lít nước mỗi ngày.

+ Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi.

+ Thường xuyên cảm thấy đói.

+ Thị lực bị suy giảm.

+ Vết thương chậm lành.

+ Chân tay thường xuyên bị ngứa ran, tê bì.

+ Rất dễ bị nhiễm trùng.


Ở giai đoạn muộn, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:


+ Biến chứng mạch máu: Gây tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận,...

+ Gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh, khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, tê bì, giảm cảm giác ở các chi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị rối loạn giác quan, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến tâm lý.

+ Gây tổn thương đến mắt, chẳng hạn như tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực nghiêm trọng.

+ Khi bị đái tháo đường, người bệnh cũng có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về da như viêm da, nhất là tình trạng viêm nhiễm da vùng chân, tăng nguy cơ hình thành những vết loét nguy hiểm.


2. Các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán bệnh đái tháo đường


Các xét nghiệm cơ bản để xác định sớm bệnh đái tháo đường bao gồm: xét nghiệm đường máu lúc đói, đo HbA1C, kiểm tra dung nạp glucose….”. Do đó, người trên 30 tuổi nếu thừa cân, béo phì nên tầm soát bệnh đái tháo đường mỗi năm.


- Xét nghiệm HbA1C: Xét nghiệm HbA1C đo mức đường huyết trung bình của bạn trong 2 hoặc 3 tháng qua. A1C dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7 đến 6,4% cho thấy bạn bị tiền đái tháo đường và 6,5% trở lên cho thấy bạn bị đái tháo đường.

- Xét nghiệm đường máu lúc đói: Thực hiện xét nghiệm đường máu lúc đói tại thời điểm sau ăn 8 giờ, hoặc qua 1 đêm. Kết quả cho ra mức đường huyết lúc đói là 99 mg/ dL hoặc thấp hơn là bình thường, 100 đến 125 mg/ dL là tiền đái tháo đường và từ 126 mg/ dL hoặc cao hơn là đã mắc bệnh đái tháo đường.

- Xét nghiệm dung nạp glucose: Phương pháp này đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống chất lỏng có chứa glucose. Bạn sẽ không ăn gì trong đêm trước khi xét nghiệm (khoảng 8 tiếng) để lấy máu xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng và kiểm tra lượng đường trong máu 1 giờ, 2 giờ và có thể 3 giờ sau đó. Sau 2 giờ, lượng đường trong máu từ 140 mg/ dL trở xuống được coi là bình thường, 140 đến 199 mg/ dL là bị tiền đái tháo đường và 200 mg/ dL hoặc cao hơn là bị đái tháo đường.

- Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên: Phương pháp này đo lượng đường trong máu tại thời điểm kiểm tra. Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần nhịn ăn. Mức đường huyết từ 200 mg/ dL trở lên nghĩa là đã mắc bệnh đái tháo đường.


3. Lưu ý khi xét nghiệm đái tháo đường


- Nhịn ăn trong vòng 8 đến 12 tiếng trước khi đi xét nghiệm.

- Nên mặc trang phục thoải mái để tiện cho việc lấy máu và di chuyển.

- Mang theo đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm, sổ khám bệnh,...

- Nên mang theo đồ ăn nhẹ để ăn sau khi làm xét nghiệm xong.

- Nếu đã từng bị dị ứng, ngất xỉu,... thì cần thông báo đến bác sĩ.

- Khi lấy máu nên giữ tinh thần thoải mái, không gồng người, không bắt chéo chân.

- Sau khi lấy máu, nên ngồi tại phòng chờ vài phút nếu bạn thấy chóng mặt. Đợi kết quả theo chỉ dẫn của bác sĩ.


Việc phát hiện sớm bệnh đái tháo đường để có biện pháp điều trị sớm là rất cần thiết. Vì vậy, chúng ta cần thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm để kịp thời phát hiện chỉ số đường huyết bất thường. Đăng ký thăm khám tại Bệnh viện đa khoa Sông Thương trực tiếp hoặc qua Hotline: 0916 698 115 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.


-------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider