110 lượt xem

CÚM A: NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG SỚM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy.

CÚM A: NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG SỚM VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA


1. Cúm A là gì?


Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.


Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Triệu chứng của bệnh cúm A rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Việc chẩn đoán và điều trị cúm A phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ sở y tế.


2. Một số triệu chứng cúm A thường gặp


Các dấu hiệu của cúm A thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như:


- Đau họng và ho

- Hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

- Sốt và ớn lạnh

- Nhức đầu và nhức mỏi cơ thể

- Có thể kèm theo đau bụng, nôn, tiêu chảy


Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.


Một số dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khẩn cấp:


- Sốt cao liên tục >=39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật

- Khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở bất thường

- Đau ngực hoặc đau cơ dữ dội

- Tím môi và đầu chi, tay chân lạnh

- Trẻ mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều


3. Biến chứng nguy hiểm của cúm A


Cúm A thường tiến triển không quá nặng, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh lý về tim mạch, hô hấp hoặc các trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường sẽ trở nặng, có thể gây tử vong.

Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim, đái tháo đường,…

Ngoài ra, bệnh còn gây viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số triệu chứng như sốt cao, khó thở, phủ phổi, tím tái. Với phụ nữ mang thai, nếu mắc cúm A có thể gây biến chứng viêm phổi và sẩy thai. Biến chứng nguy hiểm nhất của cúm A là phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao.


4. Biện pháp phòng tránh bệnh cúm A


Để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A như trẻ em và người cao tuổi nói riêng và tất cả các đối tượng khác nói chung, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:


- Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

- Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

- Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.

- Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

- Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.


Đăng ký thực hiện xét nghiệm Influenza chẩn đoán cúm A/B tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương để chẩn đoán bệnh cúm nhanh chóng, chính xác và có các biện pháp điều trị và cách ly phù hợp, tránh lây lan dịch bệnh.


-------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider