168 lượt xem

DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CẦN KHÁM TUYẾN GIÁP NGAY

Các bệnh về tuyến giáp khá phổ biến; phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 – 8 lần so với nam giới. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý về tuyến giáp? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CẦN KHÁM TUYẾN GIÁP NGAY


1. Một số bệnh lý tuyến giáp thường gặp



Tuyến giáp là tuyến nội tiết có nhiệm vụ sản xuất hormone điều hòa hoạt động cơ thể. Hai dạng hormone được sản xuất chủ yếu tại tuyến giáp là triiodothyronine và thyroxine, chúng giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Đồng thời, hormone sản sinh từ tuyến giáp cũng hỗ trợ tim mạch hoạt động ổn định.


Các bệnh lý tuyến giáp thường gặp là: bệnh Basedow, bệnh Hashimoto, suy giáp, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, quá trình trao đổi chất và một số hoạt động khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế bác sĩ khuyến khích người bệnh cần chủ động đi kiểm tra tuyến giáp định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Kết quả kiểm tra sẽ giúp bác sĩ đánh giá hoạt động của tuyến giáp, xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.


2. Dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám tuyến giáp ngay


Triệu chứng bệnh lý tuyến giáp không rõ ràng, gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác và khiến người bệnh điều trị không đúng nếu không đi thăm khám. Về lâu dài, nếu tuyến giáp không được điều trị đúng cách sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như: suy tim, người bệnh có nguy cơ hôn mê sâu hoặc tử vong.


Vì vậy khi gặp các triệu chứng sau, chúng ta nên theo dõi và đi kiểm tra sớm:


- Chậm tăng cân, kể cả khi bạn ăn uống đầy đủ chất.

- Chỉ số huyết áp tương đối cao, tim đập nhanh.

- Thường xuyên bị run tay.

- Cơ thể đổ rất nhiều mồ hôi, không chịu được thời tiết nắng nóng.

- Chức năng thận suy giảm.

- Gặp một số vấn đề tiêu hóa như: tiêu chảy, giảm nhu động ruột.

- Mắt bị lồi.

- Ngủ nhiều.

- Thường cảm thấy lo lắng mà không có nguyên nhân.

- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tâm lý căng thẳng, thường xuyên lo lắng và có dấu hiệu trầm cảm.


Nếu có khối u ở tuyến giáp, người bệnh sẽ thấy cổ to bất thường, khi sờ vào có thể cảm nhận được một khối u đang di chuyển. Người có u ở tuyến giáp sẽ cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt và có dấu hiệu khàn tiếng.


3. Quy trình thăm khám tuyến giáp


Thông thường, buổi kiểm tra sẽ gồm 3 phần chính: khám lâm sàng, xét nghiệm và siêu âm tuyến giáp.


Khám lâm sàng


Bắt đầu buổi khám, bác sĩ sẽ trao đổi một số thông tin về tình trạng sức khỏe và tiền sử mắc bệnh. Nếu đang gặp các triệu chứng như: đau cổ, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bị sốt và đầy hơi, bạn hãy chủ động chia sẻ để bác sĩ nắm được tình hình. Trong trường hợp bạn và các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp như: viêm hoặc ung thư tuyến giáp, chúng ta nên thông báo với bác sĩ.

Sau khi khai thác tiền sử của người bệnh, bác sĩ bắt đầu quan sát vùng cổ của họ để phát hiện các dấu hiệu bất thường như: sưng hoặc cứng cổ. Để xác định kích thước, độ cứng của bướu giáp và kiểm tra xem bướu giáp có khả năng di chuyển hay không, bác sĩ sẽ sờ nắn vào khu vực này.

Nghe bướu giáp là một bước không thể thiếu khi kiểm tra lâm sàng. Trong trường hợp bướu giáp phát ra âm thanh, có khả năng cơ và dây thần kinh ở cổ đang bị nén.


Xét nghiệm tuyến giáp


Xét nghiệm tuyến giáp thường dùng để đánh giá chức năng của tuyến giáp cũng như hoạt động của các hormone sản sinh từ tuyến giáp. Khi xét nghiệm máu, bác sĩ thường chú ý tới nồng độ hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, 3 yếu tố được quan tâm trong xét nghiệm tuyến giáp là: nồng độ thyroxine (T4), triiodothyronine (T3) và thyroid-stimulating hormone (TSH).

Nếu chỉ số TSH từ 0,4 - 5 mlU/L, T3 từ 80 - 200 ng/dL, T4 từ 5 - 12 mcg/dL thì tuyến giáp của bạn đang hoạt động tốt. Ngược lại, khi chỉ số này tăng cao hoặc giảm mạnh, chức năng tuyến giáp đang bị ảnh hưởng, người bệnh cần điều trị kịp thời.


Siêu âm tuyến giáp


Kết quả siêu âm tuyến giáp hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh. Khi siêu âm, bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn người bệnh nằm nghiêng sang một bên, cổ giữ thẳng. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể nắm được đặc điểm cấu tạo tuyến giáp, kích thước cũng như hình dạng. Nếu có khối u, đốm sáng hoặc vùng đen bất thường, người bệnh sẽ được kiểm tra chuyên sâu để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Đăng ký thăm khám tuyến giáp ngay với chuyên gia Nội tiết&Đái tháo đường vào chủ nhật hàng tuần tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.


-------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider