147 lượt xem

ĐAU ĐẦU, NHỨC MỎI KHI ĐEO KÍNH CẬN

Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển chóng mặt của ứng dụng công nghệ thì vấn nạn cận thị cũng đang ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam theo thống kê mới nhất được cập nhật, tỷ lệ người bị cận thị chiếm từ 15-40% tương đương với con số 15-35 triệu người. Phương pháp điều trị cận thị chủ yếu là sử dụng kính cận, tuy nhiên khi đeo kính một số người gặp phải tình trạng đau đầu, nhức mỏi, vậy nguyên nhân là do đâu? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

ĐAU ĐẦU, NHỨC MỎI KHI ĐEO KÍNH CẬN

1. Chưa quen với việc đeo kính cận


Khi người mắc cận thị chưa đeo kính, mắt của họ phải làm việc và điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ cho nên khi bắt đầu đeo kính cận, mắt sẽ được giảm áp lực và căng thẳng. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi mới đeo kính, mắt vẫn phải tiếp tục hoạt động với cường độ cao để thích ứng với sự thay đổi đột ngột này.


Do đó, việc mắt phải làm quen với trạng thái mới khi đeo kính có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, mỏi mắt, chảy nước mắt. Tuy nhiên, sau một thời gian đủ lâu, mắt sẽ thích ứng với việc đeo kính mới, và các triệu chứng như đau đầu và mỏi mắt sẽ giảm dần và biến mất.


2. Do dùng kính cận không đúng độ


Cận thị được phân loại thành các mức độ khác nhau được đo bằng đơn vị Diop. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau đầu khi đeo kính cận là việc sử dụng kính có độ cận sai lệch.


Khi đeo kính cận có độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với độ cận thị thực, mắt sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn để tập trung nhìn vào vật thể. Mắt cố gắng điều chỉnh và thích ứng sẽ khiến cho các cơ và dây thần kinh căng ra gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, choáng váng. Hiện tượng này thường xảy ra do phải đeo kính cận nặng hơn so với độ thật của mắt.


3. Do gọng kính không phù hợp với mặt


Gọng kính quá chật ôm sát vào đầu và tai có thể tạo cảm giác không thoải mái và chèn vào tai gây đau đớn khi sử dụng trong thời gian dài.


Gọng kính quá lỏng, kính có thể dễ dàng trượt ra khỏi mũi, tiêu điểm bị lệch khiến cho mắt phải làm việc nhiều hơn để điều tiết điều chỉnh theo vị trí của kính. Điều này có thể gây ra căng thẳng và tạo ra cảm giác không thoải mái, dẫn đến tình trạng nhức đầu khi đeo kính.


Việc chọn lựa gọng kính phù hợp là rất quan trọng để người dùng có thể sử dụng thoải mái và đem lại hiệu quả tốt nhất.


4. Do chất lượng tròng kính không tốt, bẩn xước


Khi tròng kính bị bẩn và xước, độ trong của kính giảm đi, làm cho hình ảnh hiển thị kém rõ ràng. Điều này khiến cho mắt phải tập trung và chịu nhiều áp lực hơn để nhìn rõ vật thể, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc khi cần phải nhìn vào các chi tiết nhỏ. Mắt phải điều tiết liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến các triệu chứng căng cơ, mỏi mắt.


Việc tròng kính không đạt chất lượng sẽ làm giảm thị lực của mắt, độ cận tăng dần, nặng hơn. Để giảm thiểu tình trạng này, người dùng cần bảo quản tròng kính cũng như thay tròng kính khi cần thiết.


5. Do thường xuyên xem các thiết bị điện tử


Cường độ ánh sáng và ánh sáng nhấp nháy: Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, và máy tính bảng thường phát ra ánh sáng xanh và có tần số nhấp nháy cao. Nhìn vào màn hình thiết bị điện tử trong thời gian dài đòi hỏi sự tập trung cao độ và làm việc liên tục từ não và mắt. Sự tiếp xúc liên tục không nghỉ có thể gây nhức mỏi mắt và hiện tượng đau đầu, chóng mặt.


7. Các biện pháp giảm thiểu tình trạng nhức mỏi, đau đầu khi đeo kính cận


Kiểm tra thị lực định kỳ: Nhớ lịch kiểm tra thị lực 6 tháng 1 lần hàng năm để xác định độ cận chính xác từ đó chọn loại kính phù hợp, giảm thiểu khả năng gặp phải tình trạng đau đầu khi đeo kính.


Lựa chọn gọng kính phù hợp: Chọn gọng kính vừa vặn, ôm vào khuôn mặt nhưng vẫn mang lại cảm giác thoải mái khi đeo. Khi đi đo kính, chú ý đeo thử gọng kính trong khoảng 10-15 phút tại cửa hàng để mắt có thể làm quen và đảm bảo gọng kính không bị lỏng quá hoặc ép chặt quá.


Bảo quản kính đúng cách: Sử dụng hộp đựng kính riêng và chỉ mang kính khi cần đối với những người bị cận dưới 1,5 Diop. Sử dụng nước lau rửa kính và khăn lau kính chuyên dụng để lau sạch loại bụi bẩn và trầy xước mặt kính.


Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian quá dài: Tránh tiếp xúc quá thường xuyên với các màn hình điện tử, cần có thời gian nghỉ và thực hiện một vài bước mát xa mắt cơ bản khi ngồi trước màn hình điện tử lâu. Nếu không thể tránh được, cân nhắc sử dụng tròng kính chống tia UV, ánh sáng xanh để hạn chế ảnh hưởng của tia UV và ánh sáng xanh từ các màn hình.


Hãy đến BVĐK Sông Thương nếu bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến mắt hoặc gọi cho hotline: 0916.698.115 để được tư vấn và đặt lịch khám trực tiếp.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến