459 lượt xem

CHỈ SỐ MỠ MÁU Ở MỨC BAO NHIÊU LÀ ĐÁNG BÁO ĐỘNG?

Chỉ số mỡ máu tăng cao khiến bạn phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp… Vậy chỉ số mỡ máu ở mức bao nhiêu là đáng báo động và làm thế nào để kiểm soát tình trạng này? Cùng Sông Thương giải đáp qua bài viết dưới đây.

CHỈ SỐ MỠ MÁU Ở MỨC BAO NHIÊU LÀ ĐÁNG BÁO ĐỘNG?


1. Tìm hiểu chung về bệnh mỡ máu


Mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa lipid trong máu là tình trạng chỉ số lipid trong máu tăng cao vượt ngưỡng bình thường. Bệnh có mối quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến máu nhiễm mỡ có thể kể đến là:


- Chế độ ăn nhiều chất béo như thịt mỡ, da động vật, đồ chiên rán, thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn,…

- Người thừa cân, béo phì.

- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…

- Lười vận động.

- Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, suy thận, suy gan, nhiễm trùng, viêm ruột, hội chứng Cushing,… là đối tượng dễ bị bệnh mỡ máu.

- Những trường hợp dùng thuốc tránh thai, an thần, thuốc lợi tiểu,… cũng có thể làm chỉ số mỡ máu tăng cao.


Yếu tố di truyền cũng là yếu tố dẫn đến bệnh mỡ máu mà bạn cần lưu ý. Vì vậy, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh hoặc đã từng bị mỡ máu thì cần phải đi xét nghiệm kiểm tra thường xuyên tối thiểu 6 tháng/lần để sớm phát hiện và can thiệp điều trị.


2. Chỉ số mỡ máu ở mức bao nhiêu là đáng báo động?


Các chỉ số mỡ máu sẽ bao gồm nồng độ Cholesterol, Triglyceride HDL-C, LDL-C,… trong đó, Cholesterol là chủ yếu. Mỡ máu đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc tế bào, được tích trữ chủ yếu trong gan và mô mỡ để phục vụ cho quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Để xác định mỡ máu, bạn cần quan tâm đến bốn chỉ số sau:


Chỉ số Triglyceride


Triglyceride là chất béo trung tính, chiếm đến 95% tổng số chất béo mà cơ thể hấp thu qua chế độ ăn hàng ngày. Chỉ số Triglyceride trong máu được chia làm 4 mức độ:

- Bình thường: < 1,7 mmol/L (hoặc < 150 mg/dL).

- Khá cao: 1,7 - 2,25 mmol/L (hoặc 150 - 199 mg/dL).

- Cao: 2,26 - 5,64 mmol/L (hoặc 200 - 499 mg/dL).

- Rất cao: ≥ 5,65 mmol/L (hoặc ≥ 500 mg/dL).

Định lượng Triglyceride cho phép đánh giá nguy cơ rối loạn mỡ máu và các bệnh lý về mạch máu, tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, người bệnh bị cường giáp, tiểu đường, bệnh thận,… chỉ số Triglyceride cũng có thể thay đổi.


Chỉ số Cholesterol toàn phần


Cholesterol đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, tham gia cấu tạo các thành phần như màng tế bào, sợi thần kinh,… Ngoài ra còn hỗ trợ gan sản xuất acid mật để tiêu hóa thức ăn.

Chỉ số Cholesterol toàn phần tiết lộ nguy cơ như sau:

- Chỉ số Cholesterol toàn phần < 5,1 mmol/L (hoặc <200 mg/dL): cho biết tình trạng bình thường, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất thấp.

- Chỉ số Cholesterol toàn phần: 5,1 - 6,2 mmol/L (hoặc 200 - 239 mg/dL): cảnh báo những vấn đề sức khỏe, người bệnh cần chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.

- Chỉ số Cholesterol toàn phần >= 6,2 mmol/L (hoặc 240 mg/dL): cho biết lượng Cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh có nguy cơ cao bị mỡ máu, xơ vữa động mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.


Xét nghiệm LDL-Cholesterol


LDL-C còn được gọi là Cholesterol xấu do có khả năng thấm qua thành mạch và hình thành mảng bám. Mức LDL-C bình thường sẽ dưới 130 mg/dL.

- Nếu kết quả xét nghiệm vượt ngưỡng bình thường thì nguy cơ người bệnh bị mỡ máu hoặc các bệnh về mạch máu như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tăng huyết áp,…

- Nếu chỉ số LDL-C hạ thấp thì người bệnh có thể bị các bệnh như xơ gan, cường giáp, khả năng hấp thu kém,…


Xét nghiệm HDL - Cholesterol


HDL-C có tác dụng di chuyển lượng Cholesterol dư thừa về gan, hạn chế nguy cơ hình thành mảng bám nên gọi là Cholesterol tốt. Đối với cơ thể bình thường, chỉ số HDL-C sẽ luôn cao hơn 50 mg/dL. Trường hợp chỉ số HDL-C hạ thấp dưới 40 mg/dL thì sẽ gây hại sức khỏe. Khi đó, người bệnh sẽ có nguy cơ bị các vấn đề như rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp,…


3. Một số lưu ý khi xét nghiệm mỡ máu


3.1. Thời điểm xét nghiệm

Tùy vào thời điểm lấy máu, nồng độ một số chất có thể thay đổi, đơn cử như xét nghiệm nồng độ cortisol, sắt huyết thanh, đường huyết sẽ cao nhất vào buổi sáng từ 6 – 8 giờ nhưng giảm dần vào buổi chiều và đến nửa đêm. Do đó, thời điểm lấy máu xét nghiệm mỡ máu tốt nhất nên thực hiện vào buổi sáng.


3.2. Nhịn ăn

- Người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 10 tiếng, việc ăn uống quá mức dẫn đến huyết tương/huyết thanh đục sẽ gây sai số.

- Không uống sữa, cafe, hút thuốc…

- Không hút thuốc lá trong thời gian lấy máu, tránh uống rượu bia, thức uống có ga quá mức vào đêm trước ngày lấy máu và tốt nhất là trước thời điểm xét nghiệm 24 giờ. Nếu không, kết quả xét nghiệm máu sẽ không chính xác do thuốc lá, các loại nước này tác động đến chỉ số sinh hóa máu.


3.3. Uống đủ nước

Uống nước lọc đầy đủ rất cần thiết, giúp người bệnh tránh mệt mỏi, bụng đói do chưa thể ăn sáng. Chưa kể, uống đủ nước góp phần giúp người bệnh giảm căng thẳng vì ít khi đi khám bệnh hay sợ lấy máu.


4. Một số biện pháp kiểm soát mỡ máu


Để kiểm soát bệnh mỡ máu, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Giảm chất béo bão hòa, tăng cường các loại rau xanh, củ, quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega-3, hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật.

- Vận động thể chất mỗi ngày, điều độ để giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, tăng HDL-C, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu và các bệnh lý khác.

- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, loại bỏ thói quen ngồi hoặc đứng nhiều, nếu do tính chất công việc thì nên thay đổi tư thế và vận động thường xuyên trong quá trình làm việc.

- Sử dụng các loại trà giảm mỡ máu như trà atiso, trà xanh, trà gừng, trà sen,… Tuy nhiên không nên uống quá nhiều và tránh sử dụng vào buổi tối.


Để theo dõi chỉ số mỡ máu và tầm soát các bệnh lý sớm thì chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Khám tổng quát định kỳ giúp bạn sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể bao gồm cả thay đổi về chỉ số xét nghiệm mỡ máu, từ đó lên kế hoạch điều chỉnh và xây dựng chế độ chăm sóc thích hợp.


Đăng ký xét nghiệm mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến