105 lượt xem

BỆNH GOUT CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM KHÔNG?

Hiện nay, bệnh gout vẫn chưa phương pháp chữa trị triệt để, nhưng người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách duy trì nồng độ acid uric ổn định trong máu, từ đó ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Bằng cách này, người mắc bệnh gout có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và thoải mái nếu tuân thủ lịch khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

BỆNH GOUT CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM KHÔNG?

1. Bệnh gout là gì?


Bệnh gout là một rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, dẫn đến sự tích tụ quá mức acid uric trong máu. Acid uric là một sản phẩm của quá trình phân hủy purin, một thành phần có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, hải sản, và đồ uống có cồn. Khi nồng độ acid uric tăng cao, nó kết tủa thành các tinh thể sắc nhọn, lắng đọng tại các khớp, gây ra tình trạng đau, sưng và viêm cấp tính.


Bệnh gout phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới, nhất là những người trên 30 tuổi. Tuy nhiên, sau tuổi mãn kinh, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.


Các cơn đau do gout thường xuất hiện đột ngột, và có thể rất dữ dội, thường là ở các khớp như ngón chân cái, khớp cổ tay, khớp ngón tay, và khớp cổ chân. Gout có xu hướng tái phát và nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, có thể dẫn đến tổn thương khớp lâu dài và các biến chứng khác.


2. Nguyên nhân gây ra bệnh Gout


Có hai loại nguyên nhân chính gây ra gout là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.


Nguyên nhân nguyên phát liên quan đến các yếu tố về gen và di truyền, khiến cơ thể tự sản xuất nhiều acid uric hoặc giảm khả năng loại bỏ chất này qua thận.


Trong khi đó, nguyên nhân thứ phát liên quan đến các bệnh lý khác (bệnh lý về máu) hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc (thuốc điều trị các bệnh lý ác tính), dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu.


3. Dấu hiệu của bệnh Gout


Bệnh Gout gây ra các triệu chứng sau đây:


- Đau khớp cấp tính: Người bệnh có thể trải qua cơn đau khớp rất dữ dội, kéo dài trong vài giờ. Các cơn đau thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến khớp ở đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân.


- Đau kéo dài: Sau khi trải qua cơn đau cấp, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ tại các khớp bị ảnh hưởng,kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.


- Viêm và sưng đỏ: Các khớp bị đau thường sưng, nóng, đỏ, và mềm khi chạm vào.


- Giảm phạm vi chuyển động khớp: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, khả năng cử động của các khớp có thể giảm, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh.


- Sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm thấy ớn lạnh: các triệu chứng này có thể xuất hiện trong những đợt bùng phát cấp tính


Những triệu chứng này có thể thuyên giảm mà không cần điều trị, nhưng thường tái phát và có xu hướng trở nên tồi tệ hơn qua từng đợt nếu không được kiểm soát tốt.


4. Một số biến chứng của bệnh Gout


Nếu không được quản lý và điều trị kịp thời, bệnh gout có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:


Sỏi thận: Sự tích tụ các tinh thể urat không chỉ xảy ra ở khớp mà còn có thể hình thành sỏi thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận và gây ra các bệnh lý liên quan đến thận khác.


Thoái hóa khớp: Tinh thể urat tích tụ có thể gây viêm và tổn thương khớp, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, làm giảm chức năng vận động.


Hoại tử khớp: Các hạt tophi tích tụ lâu ngày có thể vỡ và gây loét, tạo điều kiện cho nhiễm trùng, làm tổn thương nghiêm trọng đến các khớp, thậm chí dẫn đến viêm khớp nhiễm trùng hoặc hoại tử.


Bệnh tim mạch: Người mắc bệnh gout có thể bị bệnh tim, bao gồm tăng huyết áp, hẹp động mạch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.


Rối loạn tâm thần: Gout có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, gây ra tình trạng căng thẳng, lo lắng và thậm chí là trầm cảm.


Rối loạn cương dương: Sự gia tăng nồng độ acid uric và các vấn đề về lưu thông máu có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục.


Nguy cơ mắc ung thư: Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa gout và sự phát triển một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.


5. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh Gout


Các liệu pháp điều trị và phòng ngừa bệnh gout bao gồm sử dụng thuốc, tuân thủ chế độ ăn uống dinh dưỡng, lối sống lành mạnh đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.


Phương pháp điều trị:


- Sử dụng các loại thuốc giảm đau và viêm như colchicine, allopurinol để ngăn ngừa và giảm triệu chứng của bệnh gout, thuốc kháng viêm không steroid và các loại thuốc giảm đau khác để điều trị cơn đau cấp tính (theo chỉ định của bác sĩ).


- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, hải sản và nội tạng động vật.


- Không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.


- Sử dụng túi chườm lạnh để giảm sưng, đau và viêm.


- Hạn chế căng thẳng và stress.


- Phẫu thuật nội soi khớp trong trường hợp người bệnh bị viêm khớp kéo dài để loại bỏ bao hoạt dịch của khớp hoặc thay khớp nhân tạo đối với tình trạng khớp bị hư hoàn toàn.


Biện pháp phòng ngừa:


- Chủ động thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ


- Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, giảm tiêu thụ mỡ động vật và thay thế bằng các loại dầu thực vật lành mạnh như dầu mè, dầu olive hoặc dầu đậu phộng.


- Tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu cần thiết và uống đủ nước để hỗ trợ đào thải acid uric.


- Điều trị các vấn đề sức khỏe khác để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Gout.


Nếu các triệu chứng của bệnh Gout trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài dai dẳng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hãy liên hệ tới hotline của BVĐK Sông Thương: 0916.698.115 để được thăm khám và xử lý kịp thời.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider