181 lượt xem

Bệnh Đái Tháo Đường Gây Nên Biến Chứng Đáy Mắt Như Thế Nào?

Biến chứng đáy mắt của bệnh đái tháo đường còn gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường, gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc.

Bệnh Đái Tháo Đường Gây Nên Biến Chứng Đáy Mắt Như Thế Nào?

>> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh Võng mạc đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng tới võng mạc


Võng mạc (còn gọi là đáy mắt) là vùng nhạy cảm với ánh sáng của nhãn cầu, nơi có các tế bào thần kinh tiếp nhận hình ảnh để đưa lên não xử lý.


Bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng giảm thị lực hoặc mù lòa ở những nước phát triển. Tại Việt Nam hiện nay, bệnh võng mạc ĐTĐ cũng là nguyên nhân chính gây giảm thị lực.

Những thay đổi ở võng mạc khi bị bệnh đái tháo đường

Ở cả 2 mắt đều xuất hiện các tổn thương. Tổn thương này có thể chia thành 2 giai đoạn


Hình ảnh đáy mắt (A. Bình thường; B. Bệnh võng mạc đái tháo đường)


Giai đoạn 1: Giai đoạn tổn thương sớm (còn gọi là tổn thương nền hoặc giai đoạn không tăng sinh):


Ở giai đoạn này, thành mạch máu bị yếu, tạo ra các túi phình (còn gọi là mạch lựu trên thành mạch máu). Các chất trong máu thấm qua thành mạch gây ra các đốm xuất tiết. Thậm chí, máu cũng có thể thấm qua thành mạch gây ra các đốm xuất huyết.


Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn, gây thiếu máu từng vùng ở võng mạc. Các mạch máu lớn hơn phình to và đường kính không đều (có chỗ phình to, có chỗ thu nhỏ). Các sợi thần kinh ở võng mạc bị phù nề, vùng trung tâm của võng mạc (hoàng điểm) cũng có thể bị phù nề gây ra phù hoàng điểm.


Giai đoạn 2: Tổn thương giai đoạn nặng (còn gọi là tổn thương tăng sinh). Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh.


Do võng mạc bị thiếu máu và ảnh hưởng của sự tăng glucose huyết, các mạch máu mới được tạo ra (tăng sinh mạch máu). Các mạch máu mới tạo thường phát triển không đúng vị trí, thành mạch rất yếu. Chúng có thể phát triển và chảy máu vào thể kính (thể kính là dịch nằm trong lòng nhãn cầu), các mô sẹo do tăng sinh mạch máu gây ra có thể làm bong võng mạc.


Nếu các mạch máu mới tạo này phát triển vào đường dẫn lưu của dịch đi ra khỏi nhãn cầu, áp lực có thể tăng lên trong nhãn cầu gây ra tăng nhãn áp (còn gọi là cườm nước).

Nguyên nhân của bệnh võng mạc ĐTĐ


Nguyên nhân chính là tăng glucose huyết. Tăng glucose huyết làm tổn thương mạch máu, có thể gây tắc mạch


Các yếu tố nguy cơ khác của tổn thương võng mạc:

· Thời gian bị bệnh ĐTĐ, bệnh càng lâu, càng có nguy cơ bị biến chứng ở đáy mắt.

· Glucose huyết không ổn định.

· Tăng huyết áp

· Tăng cholesterol máu

· Có thai

· Hút thuốc lá




Hướng dẫn thời gian khám đáy mắt định kỳ các giai đoạn bệnh võng mạc ĐTĐ


(Theo hướng dẫn của Bộ y tế)


Tóm lại, bệnh võng mạc ĐTĐ có thể đưa đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Kiểm soát tốt glucose huyết và huyết áp là những phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng này.

----

Đăng kí thăm khám sàng lọc mắt tại Chuyên khoa mắt - Bệnh viện đa khoa Sông Thương để được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, các chuyên gia hàng đầu về bệnh lý đáy mắt và đầy đủ các trang thiết bị hiện đại nhất để phát hiện sớm những bệnh lý võng mạc.


BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider