1336 lượt xem

TIÊM COLLAGEN NỘI KHỚP, CẠNH KHỚP

Liệu pháp tiêm collagen vào khớp đem đến nhiều lợi ích tích cực đối với cấu trúc và sức khỏe mô, sụn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người bệnh phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, tiêm đúng thời điểm, liều lượng để đạt hiệu quả cao đồng thời tránh được những rủi ro không mong muốn.

TIÊM COLLAGEN NỘI KHỚP, CẠNH KHỚP


1. Tiêm collagen vào khớp là gì?


Tiêm collagen vào khớp là quá trình đưa trực tiếp Axit Hyaluronic đi vào khớp để bù đắp lượng dịch bị thiếu hụt và phục hồi các mô tổn thương. Từ đó, liệu pháp này giúp loại bỏ chứng viêm, ngăn ngừa hiệu quả sự phá hủy mô sụn cũng như cải thiện khả năng vận động một cách đáng kể. Hiện nay, các loại collagen đã được nghiên cứu sử dụng cho từng khớp, phổ biến là đầu gối, khuỷu tay, thắt lưng và cổ.


Cụ thể, collagen là một loại protein thuộc cấu trúc bậc 3, tham gia vào quá trình tổng hợp, tạo độ đàn hồi và tăng cường sức mạnh cho mô liên kết. Trong đó, mô liên kết nằm hầu hết trong xương, sụn, gân, dây chằng, khớp và dịch khớp (đóng vai trò là chất bôi trơn và chất đệm). Quá trình tổng hợp collagen cũng diễn ra trong nguyên bào sợi và tế bào của mô liên kết. Sau 25 – 30 năm, sự phá hủy collagen bắt đầu chiếm ưu thế, khả năng sản xuất có xu hướng giảm dần.


Sau 35 năm, các vấn đề về khớp xảy ra, liên quan trực tiếp đến yếu tố tuổi tác. Cụ thể, ở thời điểm này, khớp xương sẽ cọ xát với nhau khiến lớp sụn bị mài mòn, đứt gãy, gân lỏng lẻo, dễ chấn thương, dẫn đến đau nhức. Thực tế cũng cho thấy lượng collagen suy giảm có liên quan rất lớn đến hiện tượng thoái hóa khớp, viêm xương khớp và thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, liệu pháp tiêm collagen được tiến hành, đem đến nhiều cải thiện tích cực cho khớp.


2. Có nên tiêm collagen vào khớp?


Các trường hợp mắc bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp… đều có thể áp dụng điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) bằng đường uống, đường tiêm đều đi kèm nhiều hạn chế như: để lại tác dụng phụ, phải thực hiện nhiều lần, mang tính ngắn hạn… Do đó, tiêm collagen vào khớp vẫn luôn là liệu pháp được ưu tiên bởi sở hữu nhiều ưu điểm như sau:

- Kiểm soát hiệu quả quá trình sửa chữa cấu trúc hư hại và phục hồi chức năng các mô bị tổn thương.

- Làm giảm triệu chứng đau nhức khó chịu đang gặp phải.

- Cải thiện khả năng vận động.

- Nuôi dưỡng, duy trì độ dẻo dai, vững chắc của sụn khớp và tăng cường bảo vệ xương dưới sụn.

- Đóng vai trò là chất trung gian, kích thích sản xuất chất giảm đau, giảm sưng để phòng ngừa viêm khớp.

- Hỗ trợ tái tạo tế bào sụn, ngăn chặn quá trình mài mòn, biến dạng khớp.

- Đem lại hiệu quả tích cực đối với một số bệnh lý thường gặp: viêm màng hoạt dịch không đặc hiệu, viêm khớp phản ứng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp do chấn thương…


3. Chỉ định tiêm collagen cho khớp khi nào?


Liệu pháp tiêm collagen vào khớp được chỉ định cho các trường hợp sau:

- Bệnh lý viêm khớp không cải thiện sau điều trị nội khoa.

- Người bệnh sau phẫu thuật 1 tháng (tiêm collagen để cung cấp dưỡng chất cho khớp, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, phục hồi mô tổn thương, ngăn ngừa sự phá hủy các sợi collagen khác).

- Bệnh lý thoái hóa xương khớp ở mức độ vừa và nặng, không thể cải thiện triệu chứng bằng các phương pháp điều trị khác.


4. Chống chỉ định trong trường hợp nào?


Liệu pháp tiêm collagen cho khớp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội đồng thời đem đến nhiều cải thiện tích cực đối với các triệu chứng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, một số trường hợp chống chỉ định, không thể tiến hành tiêm bao gồm:

- Viêm khớp nhiễm khuẩn.

- U xương lành tính, u xương ác tính.

- Khớp bị tổn thương do bệnh lý thần kinh.

- Vùng da quanh khớp định tiêm có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

- Người mắc bệnh về máu, đái tháo đường chưa được điều trị.

- Người bị suy giảm miễn dịch.

- Người bệnh sử dụng thuốc ức chế miễn dịch liều cao trong một thời gian dài.


5. Quy trình tiêm collagen vào khớp


• Chuẩn bị


- Xác định chính xác điểm tiêm, có thể đánh dấu bằng bút vẽ nếu cần thiết.

- Khử trùng da kỹ lưỡng bằng Iodopovidone hoặc Chlorhexidine.

- Dán miếng dán có tẩm thuốc lên vết tiêm.

- Các loại ống tiêm cần chuẩn bị: 2.5ml, 5ml, 10ml.

- Các loại mũi tiêm cần chuẩn bị: 26G x 13mm, 22G x 32mm, kim chọc dò tủy sống 20G x 90mm.


• Tiến hành


Trong một số trường hợp lâm sàng cụ thể, bác sĩ có thể sẽ chỉ định trộn nhiều loại collagen khác nhau trong cùng một ống tiêm. Tùy theo từng bệnh lý, vị trí tổn thương, quá trình thực hiện sẽ tuân theo từng kỹ thuật riêng.


• Theo dõi biến chứng


Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm collagen vào khớp, người bệnh cần được theo dõi huyết áp, chỉ số mạch, tình trạng viêm, chảy máu tại chỗ để xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp. Một số biến chứng có thể xuất hiện gồm:

- Cơn đau tăng dần sau 12 – 24 giờ tiêm collagen: Đây là phản ứng giữa màng hoạt dịch và tinh thể thuốc, thường có xu hướng biến mất sau 1 ngày. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm.

- Viêm mủ do nhiễm khuẩn: Vị trí tiêm xuất hiện dấu hiệu sưng đau, tràn dịch kèm sốt. Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị.

- Mất sắc tố da, teo da: Biến chứng này thường xảy ra khi tiêm nhiều lần vào cùng một ví trí hoặc vết tiêm quá nông. Với hiện tượng này, bác sĩ cần thông báo trước với người bệnh để tránh tâm lý hoang mang.

- Một số biến chứng hiếm gặp: Nhiều trường hợp xuất hiện tai biến do tâm lý sợ hãi khi tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng vã mồ hôi, khó thở, tức ngực, rối loạn cơ tròn, choáng váng… Cách xử trí nhanh nhất là nằm thấp, nâng cao chân, theo dõi mạch, huyết áp và tiến hành cấp cứu.


6. Biến chứng có thể gặp phải


Collagen được tiêm vào khớp cho thấy có khả năng dung nạp tốt, không để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:

- Phát ban.

- Tiêu chảy nhẹ.

- Đau đầu.

- Dạ dày xuất hiện một số triệu chứng khó chịu.

- Với những trường hợp xuất hiện biến chứng nghiêm trọng hơn, người bệnh nên lập tức liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.


7. Một số lưu ý khi thực hiện


Tiêm collagen vào khớp là liệu pháp tương đối an toàn và đem lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần lưu ý những điểm quan trọng sau để tránh sự cố không mong muốn:

- Quy trình tiêm chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của người bệnh.

- Không sử dụng kim lấy sản phẩm từ lọ để tiêm lên da, thay vào đó phải sử dụng một loại kim tiêm khác.

- Sử dụng găng tay vô trùng trong suốt quá trình tiêm.

Quý khách hàng liên hệ Hotline 0916.698.115 để được tư vấn trực tiếp.

--------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

BSCKII. TRẦN VĂN VƯƠNG - TRƯỞNG KHOA YHCT - PHCN

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến