234 lượt xem

SỎI NIỆU QUẢN - NGUY CƠ GÂY HỎNG THẬN

Sỏi niệu quản là một căn bệnh nguy hiểm và gây ra nhiều đau đớn, khó chịu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Niệu quản là cơ quan có nhiệm vụ di chuyển nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nhưng khi người bệnh bị sỏi niệu quản thì các viên sỏi sẽ có xu hướng mắc kẹt ở niệu quản gây tắc nghẽn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ hỏng thận hoặc thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

SỎI NIỆU QUẢN - NGUY CƠ GÂY HỎNG THẬN

Sỏi niệu quản là bệnh gì?


    Sỏi niệu quản là bệnh lý phổ biến thuộc đường tiết niệu, được hình thành ở thận và di chuyển xuống niệu quản gây tắc nghẽn ở một vị trí bất kỳ trên đường đi tới niệu quản. Những vị trí mà sỏi hay bị tắc là những vị trí hẹp tự nhiên của niệu quản ví dụ như khúc nối giữa niệu quản và bể thận, những chỗ niệu quản vắt chéo giữa những mạch máu, đoạn nối niệu quản vào bàng quang.


    Đối với sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 5mm sẽ có xu hướng đi xuống qua bàng quang và được tống ra ngoài tuy nhiên đối với sỏi niệu quản có kích thước lớn hơn 7mm sẽ bị kẹt lại dẫn đến tình trạng nước tiểu bị ứ đọng, nếu để lâu sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận cấp, suy thận mạn.


Một số triệu chứng thường gặp


    Các cơn đau quặn thận: Xảy ra khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, gây ra các cơn đau đột ngột và dữ dội, lan từ vùng lưng xuống vùng bẹn có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ và có thể giảm khi sử dụng thuốc giảm đau.


    Tiểu rắt, tiểu buốt: cảm giác đau rát hoặc khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, mót tiểu ngay cả khi vừa đi xong.


    Đau âm ỉ vùng thắt lưng: thường gặp khi sỏi có kích thước nhỏ, các cơn đau từ lưng và di chuyển theo đường đi của sỏi trong niệu quản.


    Tiểu đục và ra mủ: Trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, nước tiểu có thể đục, kèm theo mủ, và các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, và nôn mửa.


    Tiểu ra máu: sỏi có kích thước to ma sát vào thành niệu quản, gây chảy máu dẫn đến hiện tượng tiểu ra máu.


    Suy thận: Nếu một bên thận có bệnh lý trước đó làm suy giảm chức năng và một bên mắc sỏi niệu quản thì người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy thận biểu hiện như: buồn nôn, phù.


    Các triệu chứng khác bao gồm sốt, rét run, buồn nôn, bụng chướng, và bí trung đại tiện. Những triệu chứng này nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa nghiêm trọng đến chức năng thận, gây nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.


Các phương pháp chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản


    Siêu âm: Tiếp cận hình ảnh của thận và niệu quản để phát hiện ra sỏi cũng như đánh giá kích thước và vị trí của chúng.


    Chụp X-quang bụng: Hình ảnh X-quang có thể cho thấy sự hiện diện của sỏi trong hệ thống tiết niệu.


    Chụp CT Scan: Phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) là một trong những phương pháp chính xác nhất để phát hiện sỏi niệu quản. Nó cung cấp hình ảnh chi tiết và rõ ràng về hệ tiết niệu.


    Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra mẫu nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hoặc các tinh thể sỏi.


    Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá chức năng thận và xác định nồng độ các chất như canxi hoặc axit uric, những yếu tố có thể liên quan đến sự hình thành sỏi.


    Những phương pháp này giúp bác sĩ không chỉ xác định sự hiện diện của sỏi niệu quản mà còn đánh giá mức độ nghiêm trọng và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.


    Điều trị nội khoa: Đối với những trường hợp sỏi nhỏ có đường kính ≤ 10mm, nhẵn và bờ rõ nét, và chức năng thận bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa. Thời gian theo dõi và điều trị nội khoa kéo dài khoảng 4 - 6 tuần.


    Điều trị ngoại khoa: Bác sĩ sẽ quyết định can thiệp phẫu thuật với các trường hợp như sỏi niệu quản có kích thước lớn hơn 1cm, sỏi niệu quản nhiễm khuẩn, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, chức năng thận bị ảnh hưởng, hoặc các tình huống khác như sỏi niệu quản ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của bệnh nhân.


Biện pháp phòng ngừa sỏi niệu quản


    Cung cấp đủ nước: Uống đủ nước, tiêu thụ khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày giúp loại bỏ các chất cặn trong cơ thể thông qua nước tiểu. Màu nước tiểu vàng và trong là dấu hiệu cơ thể được bổ sung đầy đủ nước.


    Hạn chế thực phẩm chứa canxi oxalat: một số thực phẩm như phô mai, sữa, nước chè đặc, củ cải, đậu bắp thường chứa nhiều canxi oxalat, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản.


    Hạn chế muối và protein động vật: Giảm lượng muối và protein động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm nguy cơ mắc sỏi niệu quản


    Cân nhắc khi bổ sung canxi: Bổ sung canxi thông qua thực phẩm là cần thiết nhưng việc tiêu thụ canxi cũng cần được kiểm soát để tránh tạo điều kiện cho sự hình thành của sỏi.


    Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như trên hãy đến ngay BVĐK Sông Thương để thăm khám kịp thời hoặc liên hệ tới hotline: 0916 698 115 để được tư vấn miễn phí.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến