1499 lượt xem

SIÊU ÂM MẠCH MÁU CHI DƯỚI - CHẨN ĐOÁN SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Siêu âm mạch chi dưới được ứng dụng trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về động mạch và tĩnh mạch chi dưới bởi nó có thể phát hiện các tổn thương mà bệnh gây ra.

SIÊU ÂM MẠCH MÁU CHI DƯỚI - CHẨN ĐOÁN SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới


Tĩnh mạch chi dưới bao gồm tĩnh mạch nông chi dưới (tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch hiển lớn); tĩnh mạch sâu (là các tĩnh mạch ở tầng chậu - đùi, khoeo và cẳng chân); tĩnh mạch xuyên và van tĩnh mạch.


Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, sự suy giảm khả năng đưa máu về tim dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu khiến huyết động bị biến đổi và tổ chức mô xung quanh bị biến dạng. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiện chưa xác định rõ ràng nhưng nó có thể liên quan đến yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng của các van 1 chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên trong cơ thể. Nguyên nhân tổn thương các van một chiều này là do:


- Tư thế làm việc và sinh hoạt không phù hợp: Khi phải đứng hoặc ngồi một chỗ lâu, ít vận động hay mang vác nặng... sẽ khiến máu bị dồn xuống gây tăng áp lực chi các tĩnh mạch ở 2 chân. Nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều dẫn đến ứ máu ở 2 chân.


- Môi trường sinh hoạt và làm việc: Môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn khi bạn phải đứng hoặc ngồi quá lâu.


- Người mang thai, sinh đẻ nhiều hay người thừa cân béo phì, táo bón kéo dài, sử dụng thuốc ngừa thai, hạn chế vận động, sử dụng các chất kích thích và có chế độ ăn ít chất xơ và vitamin... sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.


- Khiếm khuyết van do bẩm sinh hoặc do tuổi tác (tuổi càng cao sẽ có nguy cơ cao suy giãn tĩnh mạch...)


Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như: Loét chân, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, chàm da, viêm tĩnh mạch nông huyết khối,... Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng sớm sẽ giúp điều trị và hạn chế diễn tiến của bệnh tốt hơn. Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường biểu hiện theo các giai đoạn như sau:


- Giai đoạn đầu: Triệu chứng của bệnh thường thoáng qua, người bệnh có biểu hiện đau, nặng, mỏi chân; việc mang giày dép có thể chật hơn bình thường hoặc chân phù nhẹ khi phải đứng và ngồi nhiều. Bên cạnh đó, có thể bị chuột rút và châm kim như kiến bò vùng cẳng chân về ban đêm hoặc có nhiều mạch máu nhỏ li ti ở cổ chân và bàn chân.


- Giai đoạn tiến triển: Ở giai đoạn này, chân của người bệnh sẽ phù lên ở mắt cá hoặc bàn chân; màu da vùng cẳng chân thay đổi do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày nên có dấu hiệu loạn dưỡng và các tĩnh mạch bị trương phồng lên gây ra cảm giác đau nhức, nặng chân, phù. Các hiện tượng này sẽ không mất đi khi người bệnh nghỉ ngơi mà có thể nhìn thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da thường xuyên hơn.


- Giai đoạn biến chứng: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể biến chứng thành tĩnh mạch nông huyết khối, xuất huyết nặng do giãn vỡ tĩnh mạch và nhiễm khuẩn vết loét nếu suy giãn tĩnh mạch mạn tính.


Kỹ thuật siêu âm mạch chi dưới là gì?


Siêu âm là một trong những kỹ thuật hiện đại khi sử dụng các sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh mô, tổ chức phía bên trong cơ thể con người. Siêu âm hiện được sử dụng rộng rãi và ứng dụng trong chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau của cơ thể.


Tương tự như vậy, siêu âm mạch chi dưới được ứng dụng trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về động mạch và tĩnh mạch chi dưới bởi nó có thể phát hiện các tổn thương mà bệnh gây ra, ưu điểm của kỹ thuật bao gồm:


- Khi sử dụng kỹ thuật siêu âm mạch chi dưới, bác sĩ có thể quan sát mạch máu và phát hiện các tổn thương một cách tương đối chính xác, đặc biệt là kỹ thuật siêu âm màu.


- Siêu âm mạch chi dưới là phương pháp dễ thực hiện, quá trình siêu âm diễn ra nhanh chóng, chỉ trong 20 - 30 phút.


- Không gây đau đớn, khó chịu hay sức khỏe của người bệnh.


Chỉ định siêu âm mạch chi dưới


Vì những ưu điểm, siêu âm mạch chi dưới là kỹ thuật được sử dụng chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Ngoài ra, phương pháp này còn được chỉ định khi người bệnh có những biểu hiện sau:


Đau khi nghỉ ngơi: Đây là triệu chứng cảnh báo tình trạng thiếu máu trầm trọng dẫn đến các vết thương ở ngón chân rất khó lành, tình trạng này có thể gây loét và hoại tử.


Thiếu máu chi cấp tính: Nguyên nhân gây thiếu máu chi cấp tính là do huyết khối, gây ảnh hưởng đến các cơ chi dưới. Khi bị thiếu máu chi cấp tính, người bệnh sẽ đau, mất cảm giác, tím tái hoặc liệt và không tìm thấy mạch.


Khi đo huyết áp tâm thu thì chỉ số huyết áp giữa cổ chân và cánh tay chênh lệch nhiều.


Người bệnh có dấu hiệu huyết khối tĩnh mạch, mắc chứng suy giãn các tĩnh mạch nông, bị chấn thương, bệnh tăng hồng cầu vô căn, bệnh tăng độ nhớt máu, người béo phì, sưng phù chân,...


Đau cách hồi: Đây là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất, đau do thiếu máu cơ lặp lại. Nguyên nhân đau cách hồi là do máu cung cấp không đủ. Các triệu chứng đau xuất hiện tăng lên khi người bệnh gắng sức và giảm khi thư giãn, nghỉ ngơi.


Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng siêu âm mạch máu chi dưới


Khi sử dụng phương pháp siêu âm mạch chi dưới để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới thì trên hình ảnh siêu âm sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:


Đối với siêu âm Doppler màu thấy tín hiệu đảo ngược từ màu đỏ sang màu xanh hoặc màu xanh sang màu đỏ.


Đối với siêu âm Doppler xung: Tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu cẳng chân dòng trào ngược sẽ >1000ms, tĩnh mạch khoeo dòng trào ngược >500ms, tĩnh mạch xuyên dòng trào ngược > 350ms.


Khi siêu âm Doppler màu, Doppler xung hoặc các nghiệm pháp bóp cơ, Valsalva thì phát hiện có dòng trào ngược tự nhiên.


Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, khách hàng hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa Sông Thương để thăm khám và điều trị kịp thời.


Hotline đặt lịch khám: 𝟎𝟗𝟏 𝟔𝟔𝟗 𝟖𝟏𝟏𝟓

--------

Bệnh viện Đa khoa Sông Thương Bắc Giang

Khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.

Để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp chi tiết, Quý khách có thể đăng ký trực tiếp tại Bệnh viện hoặc liên hệ qua số Hotline: 0916 698 115.

Theo dõi Fanpage để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng:

https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

Hoài Thu

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến