Kết hợp xương là phương pháp điều trị gãy xương đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là có hiệu quả cao, ít biến chứng, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.
Phẫu thuật kết hợp xương tại BVĐK Sông Thương
Hình ảnh X Quang chẩn đoán người bệnh vỡ xương mỏm khuỷu tay trái
Người bệnh N.T.N, sinh năm 1973, vào khám tại BVĐK Sông Thương với triệu chứng bị đau tay và mất vận động khuỷu tay trái. Sau khi kiểm tra, hình ảnh từ film chụp X-quang cho thấy khuỷu tay trái người bệnh bị vỡ xương mỏm khuỷu tay trái.
Sau đó, các bác sĩ khoa Ngoại đã tiến hành họp hội chẩn và chỉ định người bệnh Phẫu thuật kết hợp xương với đinh nhằm cố định các đầu xương gãy tạo điều kiện cho quá trình liền xương được diễn ra.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật kết hợp xương
Sau gần 40 phút trôi qua, ca phẫu thuật kết hợp xương đã diễn ra vô cùng thuận lợi. Phẫu thuật viên tiến hành khâu lại vết mổ và quấn băng gạc quanh vùng vết mổ, tránh cho vết thương bị nhiễm trùng.
Hiện tại, người bệnh đã hoàn toàn tỉnh táo, tiếp tục nằm viện theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Ngày thứ 2 sau khi mổ, người bệnh đã được chụp X Quang để kiểm tra lại. Kết quả, miếng xương đã về vị trí giải phẫu, ổ gãy vững, đinh và thép đã được buộc chặt.
Với sự đầu tư mạnh về nhân lực và vật lực, Khoa Ngoại – BVĐK Sông Thương đã thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật kết hợp xương hiệu quả bao gồm các phẫu thuật xương khớp như: kết hợp xương trong gãy xương đòn, xương cánh tay, xương cẳng chân, xương bánh chè, mỏ khuỷu, …
Sau khi phẫu thuật, người bệnh và người thân cần chú ý theo dõi sức khỏe và phản ứng của bản thân, đặc biệt là vị trí phẫu thuật để có thể xử lý kịp thời nếu biến chứng xảy ra.
Sau từ 1 đến 1,5 năm, người bệnh sẽ tiếp tục tới bệnh viện kiểm tra và tiến hành phẫu thuật tháo dụng cụ kết hợp xương.
Hình ảnh X Quang sau khi phẫu thuật
Chăm sóc sức khỏe sau khi phẫu thuật kết hợp xương
Không có chế độ dinh dưỡng quá nghiêm ngặt với người phẫu thuật kết hợp xương trong quá trình hậu phẫu. Dù vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích người bệnh nên ăn những món dễ tiêu hóa như cháo, sữa trong những ngày đầu hậu phẫu. Và cố gắng bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều canxi để hỗ trợ quá trình lành xương.
Những thực phẩm người bệnh nên ăn gồm: Tôm, sữa, trứng, cua, rau củ quả và các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh và ổi.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và các loại thức ăn quá nồng hoặc cay vì chúng có thể làm chậm quá trình lành vết mổ.
Mặt khác, vận động cũng được xem là một trong những phương pháp giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chấn thương. Người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng tại giường trong những ngày đầu để tránh tình trạng bị cứng cơ rồi dần tăng cường thành co duỗi, xoay cơ hoặc gập duỗi cơ. Những động tác này sẽ giúp tuần hoàn tại chi mổ được lưu thông tốt, giảm thiểu biến chứng teo cơ.
Đồng thời, tại BVĐK Sông Thương, với sự hỗ trợ của khoa Phục hồi chức năng, người bệnh sẽ được luyện tập bài bản, nhằm phục hồi trong thời gian sớm nhất.
----
Để đặt lịch khám và điều trị với các y bác sĩ đầu ngành tại BVĐK Sông Thương, Quý khách vui lòng liên hệ: 091 6698 115
Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.
-----
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BenhvienSongThuong
Hoài Thu
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây