114 lượt xem

NGƯỜI DƯỚI 40 TUỔI CŨNG CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ

Đục thủy tinh thể vốn là căn bệnh đặc thù của người cao tuổi. Thế nhưng trong những năm gần đây, bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, dù ở lứa tuổi nào, hãy nắm rõ những thông tin quan trọng để chủ động phòng tránh, tầm soát và điều trị đục thủy tinh thể.

NGƯỜI DƯỚI 40 TUỔI CŨNG CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ


1. Tác hại của bệnh đục thủy tinh thể


Bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ nặng dần theo thời gian và có thể mù lòa vĩnh viễn. Xu hướng tiến triển của bệnh này ở người trẻ thường nhanh hơn người già, một phần do tâm lý chủ quan trong chăm sóc, bảo vệ mắt cùng nhiều yếu tố nguy cơ phức tạp khác.


Đục thủy tinh thể nguy hiểm ở chỗ khi mới bắt đầu chính là giai đoạn vàng trong điều trị thì lại không có biểu hiện rõ ràng, rất khó để nhận biết. Đến khi bệnh trở nặng, thị lực bị suy giảm nghiêm trọng người bệnh mới đi khám khiến quá trình phục hồi ở mắt gặp nhiều khó khăn.


Đục thủy tinh thể còn gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người trẻ tuổi. Thị lực giảm có thể tiềm ẩn nguy cơ vấp ngã, tai nạn, chấn thương. Vì vậy bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ rất cần được quan tâm và điều trị kịp thời.


2. Một số đối tượng dưới 40 tuổi có nguy cơ cao mắc đục thủy tinh thể


- Trẻ em bị bệnh bẩm sinh do di truyền hoặc thiếu sót của phôi trong quá trình mang thai.

- Người mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, viêm màng bồ đào, bệnh võng mạc,...

- Người thường xuyên tiếp xúc với tia UV hoặc ánh sáng có cường độ mạnh, xạ ion hóa,...

- Người lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích.


Thông thường, ngoài đối tượng mắc bệnh bẩm sinh, người dưới 40 tuổi thường không cảm nhận được rõ ràng các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể do bệnh ở giai đoạn khởi phát. Điều quan trọng nhất trong độ tuổi này là trang bị kiến thức tầm soát bệnh và có lối sống lành mạnh để phòng tránh sự tiến triển của bệnh.


3. Một số lưu ý trong tầm soát và phòng tránh đục thủy tinh thể mà người bệnh cần nắm rõ


- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm và có phác đồ tầm soát bệnh nếu cần thiết.

- Bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho mắt như vitamin A - B - C, omega, lutein, zeaxanthin có trong các loại rau xanh, trái cây, hải sản, hạt khô.

- Đeo kính râm khi ra ngoài trời, đeo kính chống ánh sáng xanh khi dùng các thiết bị điện tử.

- Hạn chế hút thuốc và sử dụng rượu bia, các chất kích thích.

- Tập thể dục thường xuyên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tối thiểu 2 tiếng mỗi ngày.


Khi mắc đục thủy tinh thể, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hoặc phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo để cải thiện thị lực. Tùy vào giai đoạn bệnh mà trong quá trình thăm khám, bác sĩ nhãn khoa sẽ có chỉ định điều trị phù hợp với từng người bệnh.


Đăng ký thăm khám tại chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa Khoa Sông Thương với:


- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, hợp tác với chuyên gia Bệnh viện Mắt TW phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo;

- Trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài

- Quy trình thăm khám bài bản, khoa học, tiết kiệm thời gian cho người bệnh

- Áp dụng BHYT để tiết kiệm chi phí tối đa cho các khách hàng.


-------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến