Mổ thoát vị bẹn là một phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả, nhằm đưa các tạng thoát vị (như mạc nối, mỡ, ruột non) trở lại vị trí cũ trong ổ bụng và củng cố điểm yếu ở thành bụng để ngăn ngừa tình trạng thoát vị tái phát. Với trường hợp thoát vị nghẹt cần phải can thiệp khẩn cấp để tránh các biến chứng nguy hiểm như hoại tử ruột. Mặc dù phẫu thuật này tiềm ẩn những nguy cơ nhất định, nhưng nhìn chung được coi là khá an toàn, đặc biệt khi được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm, tại các cơ sở y tế uy tín.
Mổ thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cuộc phẫu thuật nào cũng tồn tại những rủi ro nhất định và đối với phẫu thuật thoát vị bẹn thì có thể xảy ra những nguy cơ và biến chứng như đau tê vùng bẹn, chảy máu vùng bẹn, sưng đau và bầm tím ở tinh hoàn, hư tinh hoàn do nghẹt thừng tinh.
Mổ thoát vị bẹn sẽ không ảnh hưởng đến sinh sản nếu không để lại biến chứng sau phẫu thuật. Một trong những biến chứng sau khi mổ thoát vị bẹn là hư tinh hoàn do nghẹt thừng tinh hoặc tổn thương mạch máu, tuy nhiên tỷ lệ xảy ra rất thấp. Bác sĩ sẽ đánh giá và khắc phục các rủi ro tiềm ẩn để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Có 2 phương pháp chính để điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật hở. Tuy nhiên với phẫu thuật nội soi sẽ có nhiều ưu điểm hơn như ít xâm lấn, ít đau, vết sẹo nhỏ, nhanh phục hồi, ít tái phát và ít rủi ro hơn so với mổ hở. Tỷ lệ biến chứng với phẫu thuật nội soi rất thấp, chỉ khoảng 1%.
Mổ thoát vị bẹn, dù là phẫu thuật nội soi hay mổ hở, đều mang lại những lợi ích lớn hơn so với việc trì hoãn kéo dài không điều trị dứt điểm tình trạng thoát vị bẹn. Có thể nói rằng mổ thoát vị bẹn không phải là một phẫu thuật nguy hiểm khi được thực hiện trong điều kiện an toàn và bởi các bác sĩ có kinh nghiệm.
Những việc cần làm và nên tránh sau khi mổ thoát vị bẹn
Vệ sinh vết thương: Người bệnh cần vệ sinh vết mổ sạch sẽ và thay băng hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng: Ăn đủ đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình phục hồi. Nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi và uống đủ nước (khoảng 2-2,5 lít/ngày) để duy trì sức khỏe và phòng ngừa táo bón.
Đi bộ nhẹ: Sau vài ngày mổ, bạn có thể bắt đầu tập đi bộ nhẹ nhàng để hỗ trợ lưu thông máu và hồi phục vết mổ.
Kiểm soát cơn đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ
Hạn chế các hoạt động có thể gây áp lực lên vùng mổ: Tránh các hoạt động nặng, không nên chơi các môn thể thao cần nhiều sức, và hạn chế đi xe đạp.
Kiêng cữ và hạn chế: Tránh uống rượu, hút thuốc, và tránh các thức ăn cay nóng có thể kích thích vùng mổ.
Quan hệ tình dục: Tránh quan hệ tình dục cho đến khi vết mổ đã ổn định hoàn toàn, thông thường là từ 1-2 tuần sau mổ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người.
Theo dõi và tái khám: Theo dõi các triệu chứng bất thường như sốt, tiểu khó, vết mổ đau và chảy mủ và đến bệnh viện tái khám theo lịch đã hẹn với bác sĩ.
Chuyên khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Sông Thương là nơi tập hợp đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.
BVĐK Sông Thương đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng, đảm bảo điều trị hiệu quả cho người bệnh, hãy liên hệ tới Hotline: 0916.698.115 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám.
------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang
ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong
ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây