204 lượt xem

ĐẨY MẠNH PHÒNG TRÁNH CÚM TRONG THỜI ĐIỂM GIAO MÙA

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus) gây nên. Nhiều người cho rằng cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây lại là 2 bệnh khác nhau. Khác với cảm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

ĐẨY MẠNH PHÒNG TRÁNH CÚM TRONG THỜI ĐIỂM GIAO MÙA


Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa thường gây nên bởi virus A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B.


Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% ở người lớn và trẻ em. Bệnh cúm có thể diễn biến nghiêm trọng ở người già, trẻ em, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.


1. Biểu hiện bệnh cúm mùa


Bên cạnh các dấu hiệu đau họng, sổ mũi, hắt hơi, có thể xác định đã nhiễm cúm mùa khi thấy các dấu hiệu sau:


- Sốt vừa đến cao (trên 38 độ C);

- Đau nhức cơ bắp;

- Đau đầu, chóng mặt;

- Cảm giác ớn lạnh;

- Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực;

- Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn).

Bệnh cúm mùa có thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 2 ngày. Sốt và triệu chứng khác sẽ biến mất sau khoảng 5 ngày nhưng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Trong vòng 1 hoặc 2 tuần, tất cả các triệu chứng sẽ hết hoàn toàn.


Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao trong cộng động và hoàn toàn có thể thể bùng phát thành đại dịch.


2. Bệnh cúm mùa lây truyền qua đường nào?


2 con đường lây truyền của virus cúm mùa sẽ gồm:


Dịch tiết đường hô hấp

Ho và hắt xì là triệu chứng phổ biến nhất ở người nhiễm cúm mùa nên khi người bệnh ho, hắt xì sẽ phát tán virus cúm mùa ra ngoài không khí theo tuyến nước bọt.

Virus cúm mùa có khả năng tồn tại dai dẳng và phát tán rộng trong không khí tới phạm vi 2m nên người khỏe mạnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần, trò chuyện trực tiếp với người bệnh.


Bề mặt tiếp xúc

Khi người bệnh cúm mùa ho hoặc hắt xì, các dịch tiết sẽ bắn ra ngoài và bám lên đồ vật như khăn, quần áo, bàn chải, ly uống nước, mặt bàn, tay nắm cửa…nếu người khỏe mạnh chạm phải đồ vật đó và vô tình đưa tay lên mũi, miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm mùa xâm nhập và tấn công cơ thể.


3. Biện pháp phòng tránh cúm mùa


Vậy nên trẻ em và người lớn cần chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa bằng việc:

- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ;

- Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời;

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp;

- Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.


Xét nghiệm test nhanh tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương Influenza để chẩn đoán cúm mùa

Để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện test nhanh cúm A/B, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Liên hệ Hotline: 0916.698.115 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp miễn phí.



Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật.

-------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BenhvienSongThuong

Ngọc Lan

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider