86 lượt xem

ĐAU NHỨC VÀ CẢM GIÁC Ê BUỐT RĂNG KHI ĂN UỐNG

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác đau buốt răng là do lớp men răng đã bị tổn thương. Men răng là một lớp chất khoáng hóa bảo vệ bề mặt của răng. Khi men răng bị mài mòn, các dây thần kinh bên dưới sẽ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức.

ĐAU NHỨC VÀ CẢM GIÁC Ê BUỐT RĂNG KHI ĂN UỐNG

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ê buốt răng ?


Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Sử dụng bàn chải lông cứng hoặc đánh răng quá mạnh, sai cách tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây nên cảm giác đau buốt, không thoải mái, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về răng miệng.


Thường xuyên ăn uống đồ có chứa axit

Đường là một trong những tác nhân chính gây ra sự mài mòn men răng. Khi tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống chứa đường, vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển đổi đường thành axit, làm giảm độ pH trong miệng. Thức ăn và đồ uống có hàm lượng axit cao như nước ngọt có gas, nước chanh, cà phê… có thể gây ảnh hưởng lớn đến men răng, làm suy yếu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và gây ra các vấn đề như sâu răng và viêm nướu.


Quá trình lão hóa

Tuổi tác cũng là một yếu tố gây ra hiện tượng ê buốt. Tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Lớp men răng sẽ dần dần và tự nhiên mất đi khiến cho răng trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn.


Các bệnh lý về răng miệng: sâu răng, viêm nướu

Khi hiện tượng đau buốt răng kéo dài, thường đó là dấu hiệu của viêm nướu và sâu răng. Sâu răng là kết quả của việc các vi khuẩn phát triển và tấn công lớp men răng, tạo ra các vết sâu trên bề mặt răng, gây ra đau đớn và nhạy cảm khi ăn uống. Viêm nướu xảy ra khi vi khuẩn tích tụ trên bề mặt của răng và dưới nướu, gây ra viêm nhiễm và đau nhức. Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, viêm nướu có thể lan rộng và gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như hỏng răng.


Thói quen nghiến răng

Nghiến răng mạnh và thường xuyên gây áp lực lên men răng có thể dẫn đến việc suy giảm men răng, gây tổn thương tới cấu trúc răng và thậm chí là nướu. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng như viêm nướu và sâu răng.


Thực hiện một số thủ thuật nha khoa: lấy cao răng, làm trắng răng…

Thông thường khi thực hiện các thủ thuật nha khoa tác động đến răng sẽ làm cho răng nhạy cảm và yếu hơn đồng nghĩa với việc xảy ra các hiện tượng đau nhức, ê buốt răng. Các hiện tượng này sẽ giảm dần trong vài ngày hoặc vài tuần tuy nhiên nếu kéo dài, dai dẳng người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế kịp thời.


Các biện pháp chăm sóc tại nhà


Để giảm thiểu cảm giác ê buốt và đau nhức khi ăn uống, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện:


- Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Đánh răng ít nhất hai lần trong ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch phần giữa các răng, sử dụng bàn chải lông mềm và nước súc miệng chứa fluoride (dùng đúng hướng dẫn và liều lượng).

- Hạn chế tiếp xúc với thức ăn và đồ uống chứa đường hoặc axit đặc biệt trước khi đi ngủ: Tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các thức ăn và đồ uống có chứa axit, đường và chất hóa học có thể làm hại men răng.

- Thăm khám nha sĩ định kỳ: Giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng cũng như nhận được sự tư vấn chuyên môn về cách chăm sóc răng miệng hiệu quả.


Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ tới đội ngũ chuyên khoa RHM của Bệnh viện qua hotline: 0916 698 115 để được điều trị sớm và ngăn chặn kịp thời.


------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG

HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115

FANPAGE: https://www.facebook.com/BVDKSongThuongBacGiang

ZALO: https://zalo.me/bvdksongthuong

ĐỊA CHỈ: 256-258 Lê Lợi, phường Hoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang, Bắc Giang.

ĐĂNG KÝ KHÁM

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời.

Vui lòng nhập họ tên Vui lòng nhập số điện thoại

Chọn ngày khám bệnh

Gian hàng trực tuyến

 slider
 slider
 slider