Basedow (hay bệnh Graves) là một dạng bệnh nội tiết, cường giáp phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới hơn 90% các trường hợp cường giáp lưu hành. Vậy Basedow là bệnh gì, cách chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi trên.
1. Basedow là bệnh gì?
Basedow là bệnh cường giáp do hoạt động quá mức không ức chế được của tuyến giáp dẫn tới tăng sản xuất hormon tuyến giáp, gây nên các tổn hại về mô và chuyển hoá.
Basedow là bệnh tự miễn, xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn, chiếm tới 80% các trường hợp, thường ở độ tuổi từ 20 – 50 tuổi và bệnh nhân có tiền sử gia đình biểu hiện bệnh tuyến giáp.
Bệnh basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị đúng cách thì bệnh dễ dẫn tới biến chứng bão giáp khiến bệnh nhân tử vong trong tình trạng suy tim.
2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh
- Bướu cổ: Bướu lan toả, bướu mạch, to cả 2 thuỳ, mềm, không đau, kích thước có thể thay đổi theo điều trị …
- Hội chứng cường giáp: Sút cân, da nóng ẩm, khát nước, run đầu chi, tăng phản xạ gân xương, hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh thường xuyên trên 90 lần/phút, yếu cơ, teo cơ, dấu hiệu ghế đẩu…
- Bệnh mắt Basedow: Lồi mắt, co cơ mi, mất đồng vận nhãn cầu mi trên, phù nề mi mắt…
- Phù niêm trước xương chày: Mảng nổi gồ lên, màu da cam ở mặt trước cẳng chân và mu chân (đặc biệt ở xương chày). Đây là triệu chứng hiếm gặp nhưng rất đặc hiệu cho bệnh
3. Chẩn đoán và điều trị Basedow
- Chẩn đoán bệnh Basedow chủ yếu dựa vào lâm sàng. Bác sĩ nội tiết sẽ xem xét các hội chứng cường giáp và có ít nhất một trong các triệu chứng đặc hiệu: Bướu mạch, lồi mắt, phù niêm trước xương chày. Đồng thời kết hợp với kết quả siêu âm và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
- Xét nghiệm: FT4 tăng, TSH giảm, TRAb (+)
- Siêu âm: Tuyến giáp phì đại, tăng sinh mạch.
Điều trị Basedow
Nếu bướu cổ lớn, tạo ra các triệu chứng chèn ép hoặc kèm theo các thay đổi ở mắt điển hình của bệnh Basedow, điều trị phẫu thuật sẽ được chỉ định. Trường hợp, bướu cổ có kích thước nhỏ hoặc có nguy cơ phẫu thuật cao, có thể dùng một liều iốt phóng xạ bằng đường uống, sẽ có tác dụng sau 1-2 tháng.
Các phương pháp điều trị bệnh cụ thể bao gồm:
Các phương pháp điều trị bệnh cụ thể bao gồm:
Điều trị nội khoa
- Thuốc thường dùng là nhóm Imidazol (Thiamazol, Carbimazol, Methimazol …), nhóm Thiouracil (Propylthiouracil - PTU).
- Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ trong vài tháng đầu điều trị.
- Thời gian điều trị từ 18-24 tháng hoặc có thể kéo dài lâu hơn.
Điều trị Iod phóng xạ
Phương pháp điều trị này phá hủy mô tuyến giáp để giảm sản xuất hormone. Sau khi người bệnh uống dung dịch có chứa i-ốt phóng xạ, tuyến giáp sẽ hấp thụ dung dịch như cách cơ thể hấp thụ i-ốt. Bức xạ tích tụ trong mô và phá hủy chúng.
Điều trị phẫu thuật
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng để duy trì sức khỏe và hoạt động cơ thể. Các triệu chứng có thể không chỉ khó chịu mà còn đáng lo ngại. Tuy nhiên, bệnh tuyến giáp dễ chẩn đoán và có những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Người bệnh có thể không khỏi bệnh hoàn toàn và thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng. Điều trị thích hợp có thể giúp người bệnh sống vui vẻ.
Đặt lịch thăm khám tầm soát bệnh lý tuyến giáp với Chuyên gia bệnh viện Bạch Mai vào Chủ nhật hàng tuần tại Bệnh viện Đa khoa Sông Thương qua Hotline: 0916.698.115.
BSCKII. Nguyễn Thị Thu - Khoa Nội tiết & Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện khám chữa bệnh BHYT tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật
-------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG THƯƠNG
HOTLINE: 0204 3686 333 - 0916 698 115
FANPAGE: https://www.facebook.com/BenhvienSongThuong
Bạn chưa có Tài khoản? Vui lòng đăng ký Tài khoản mới tại đây